TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 79

78
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
đến đổi mới sáng tạo.
Các yếu tố như quản trị của tổ chức (Avlonitits
et al, 1994), tiếp thị (Erdil, 2004), sản xuất (Fell et
al, 2003), nghiên cứu và phát triển (Hagedroom &
Cloodt, 2003) và sự tương tác giữa các yếu tố này
đều đóng góp vào sự đổi mới sáng tạo tổng thể của
một doanh nghiệp (DN).
Chuang và các cộng sự (2010) đo lường sự đổi mới
của DN thông qua các khả năng của thị trường, khả
năng của tổ chức và khả năng nghiên cứu phát triển
(R&D). Các tác giả lập luận rằng, bộ phận tiếp thị của
một DN có trách nhiệm xác định nhu cầu và các vấn
đề của người tiêu dùng, mà cuối cùng kết quả của
bộ phận tiếp thị được chuyển sang cho nhóm R&D
làm dữ liệu đầu vào. Bộ phận R&D sử dụng những
dữ liệu đầu vào này để đưa ra các sản phẩm có khả
năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó,
bộ phận R&D và bộ phận tiếp thị liên quan trực tiếp
đến sự phát triển của DN về vấn đề sáng kiến/sản
phẩm mới (Artz et al, 2003; Erdil, 2004).
Griliches (1979) là người tiên phong trong việc ứng
dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu tác động
của mức chi cho hoạt động R&D đến năng lực đổi mới
sáng tạo của doanh nghiệp. Ông cho rằng năng lực đổi
mới của DN phụ thuộc vào “vốn kỹ thuật”, nhưng
vốn kỹ thuật của DN không phải tự nhiên mà có, nó
là kết quả của 3 nhóm hoạt động chủ yếu gồm: (i) Chi
tiêu cho R&D của DN; (ii) Hoạt động R&D của các
trường đại học/cơ sở nghiên cứu; (iii) Hoạt động tư
vấn chuyển giao công nghệ của các tổ chức khoa học.
Tại Việt Nam, Nguyễn Quốc Duy (2015) khi nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo và ảnh
hưởng của đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh
của các DN phần mềm đã chỉ ra các yếu tố có tác động
dương và mạnh đến đổi mới sáng tạo là: (i) sáng tạo ý
tưởng; (ii) mối quan hệ liên kết; (iii) nghiên cứu phát
triển và tiến bộ công nghệ; (iv) mối quan hệ với hiệp
hội chuyên gia; (v) chính sách hỗ trợ đổi mới.
Tóm lại, nhu cầu đổi mới sáng tạo là nhu cầu tự
nhiên, nó có thể xuất hiện trong bất kỳ loại hình DN
nào, xuất hiện cả bên trong và bên ngoài DN bất chấp
việc lãnh đạo DN đó có nhận thức được hay có dành
ngân sách cho các hoạt động R&D về công nghệ hay
nhân sự hay không (Schumpeter, 1934). Trên cơ sở
kế thừa quan điểm này cùng các nghiên cứu trước
và tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia, nhóm tác
giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 8 nhóm yếu tố
có ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của DN
kinh doanh tại Việt Nam: (1) Nhóm yếu tố thể chế/
Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý; (2) Nhóm yếu tố đặc
trưng của doanh nghiệp; (3) Nhóm yếu tố thái độ
đổi mới của lãnh đạo doanh nghiệp; (4) Nhóm yếu
tố năng lực hiện hữu về công nghệ và con người; (5)
Nhóm yếu tố hiệu quả điều hành trong tổ chức; (6)
Nhóm yếu tố môi trường kinh doanh; (7) Nhóm yếu
tố mối quan hệ với đối tác; (8) Nhóm yếu tố khả năng
tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài.
Phương pháp nghiên cứu
Các lý luận về đổi mới sáng tạo và kết luận của
các nghiên cứu thực nghiệm trước đã chứng minh
cho sự đa dạng về các yếu tố có ảnh hưởng đến năng
lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Nhằm đưa
ra khung phân tích các yếu tố tác động đến năng lực
đổi mới sáng tạo của DN phù hợp với môi trường
kinh doanh ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất
mô hình nghiên cứu ban đầu và trên cơ sở mô hình
này, thảo luận nhóm với các chuyên gia. Thảo luận
nhóm được thực hiện lần lượt với các chuyên gia
trong suốt tháng 4/2018 tại TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nâng cao năng lực
đổi mới sáng tạo là nhu cầu hiện hữu của các DN,
nhưng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học,
đặc biệt là những khoa học cơ bản luôn đòi hỏi một
nguồn ngân sách lớn, trong khi các DN thì luôn đề
cao mục tiêu lợi nhuận do vậy họ có xu hướng chỉ
đầu tư cho công nghệ ứng dụng, những công nghệ
đã có kết quả rõ ràng. Điều này hàm ý rất cần đến
vai trò “bà đỡ” của các cơ quan quản lý nhà nước
về DN. Do đó khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực đổi mới sáng tạo của các DN của Việt
Nam không thể bỏ qua yếu tố này.
Bên cạnh đó, sự khác nhau khá rõ trong nhận
thức về vai trò của đổi mới sáng tạo giữa các lãnh
đạo DN trong nước và lãnh đạo DN nước ngoài cũng
đã được lưu ý. Lãnh đạo DN nước ngoài luôn chào
đón các ý tưởng mới với thái độ thân thiện, khuyến
HÌNH 1: KHUNG PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM TÁC GIẢ
Nguồn: Đề xuất của tác giả
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...95
Powered by FlippingBook