TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
79
khích nhân viên phản ánh các khó khăn trong công
việc mà họ đang gặp phải, dành ngân sách nhiều
hơn cho nhân viên để cập nhật các kỹ thuật/công
nghệ mới nhất. Một điểm cần được quan tâm khác,
thực tế đã chứng minh các ý tưởng đổi mới thường
xuất hiện trên bàn làm việc của lãnh đạo và “chết”
ngay tại đó. Do đó, thái độ đổi mới của lãnh đạo DN
phải giữ vai trò quyết định trong các yếu tố có thể
ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của DN.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh ở Việt Nam
nói chung và trên thế giới trong những năm gần
đây được ghi nhận là khá biến động, tuy nhiên, xu
hướng chung là luôn tiến lên phía trước. Tiến bộ
của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 tạo sức ép
rất lớn lên các DN phải đổi mới công nghệ nhưng
không phải DN nào cũng đủ nhân sự hay các nguồn
lực tài chính cần thiết. Nếu DN chần chừ đổi mới thì
cũng gặp phải sức ép rất lớn từ phía khách hàng.
Kinh nghiệm của các công ty thành công chính là sự
chủ động tạo ra hoặc tham gia vào các chuỗi cung
ứng. Nếu chuỗi cung ứng mà DN tham gia càng lớn
thì DN càng có khả năng đổi mới thành công.
Các quan sát cho các thang đo trong mô hình
nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả đã được một số
tác giả trong nước và ngoài nước sử dụng. Nhóm tác
giả xin lược khảo và đề xuất thang đo như Bảng 1.
Tóm lại, thông qua quá trình đổi mới sáng tạo,
DN mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Trong bối cảnh nước ta đã, đang hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đổi mới sáng
tạo chưa bao giờ là dễ dàng thì việc người đứng đầu
DN cần quyết liệt thay đổi tư duy quản trị, tái cấu
trúc DN, duy trì văn hóa, động lực đổi mới; củng cố
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ
cấp bách hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Duy, N.Q. (2015). Đổi mới sáng tạo và các nhân tố tác động - Tổng kết cơ sở
lý thuyết. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 221(2), 37-46;
2. Avlonitis, A.J., Kouremenos, A., & Tzokas. N. (1994). Assessing the
Innovativeness of Organizations and its Antecedents: Project Innovstrat.
European Journal of Marketing, 28(11), 5-28;
3. Calvo, J.L. (2000). Una caracterización de la Innovación tecnológica en los
Sectores Manufactureros Espanoles. Economía Industrial, 331, 139-150;
4. Chen, C.J. (2009), Technology commercialization, incubator and venture capital,
and new venture performance. Journal of Business Research, 62(1), 93-103;
5. Chuang, L.M., Liu, C.C., Tsai, W.C. and Huang, C.M. (2010). Towards an
analytical framework of organizational innovation in the service industry.
African Journal of Business Management , 4(5), 790-799;
6. Dalia, G., Salah, T., Elrayyes, N. (2011). How to measure organization
innovativeness ? An overview of Innovation measurement frameworks and
innovation audit. Egypt technology innovation and entrepreneurship center.
BẢNG 1: CÁC QUAN SÁT MINH HỌA CHO CÁC THANG ĐO
Thang đo
Các quan sát
Nghiên cứu trước
Thái độ đổi mới lãnh
đạo doanh nghiệp.
(i) Nhân viên tự tin đề xuất các sáng kiến đổi mới
Wang et al (2008)
(ii) Lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thất bại
Hollenstein (1996)
(iii) Các sáng kiến đều được lãnh đạo và DN ghi nhận Abraham & Moitra (2001), Wang et al (2008)
Năng lực hiện hữu
(i) DN có đầu tư cho hoạt động R&D
Wang et al (2008); Carayannis & Provance (2008)
(ii) DN có cơ chế khen thưởng các sáng kiến được áp
dụng trong thực tế
Hollenstein (1996), Haner (2002), Chuang et al
(2010)
(iii) DN có tiêu chí và quy trình để đánh giá và phân loại
các ý tưởng/dự án đổi mới
Hagedoom & Cloodt (2003)
Đặc trưng của
doanh nghiệp
(i) DN có bề dày về lịch sử thành lập
Wang et al (2008), Nguyễn Quốc Duy (2015)
(ii) Chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực
Wang et al (2008)
(iii) Ngành nghề kinh doanh chính
Haner (2002)
Hiệu quả quản
trị đi u hành
(i) Lãnh đạo DN có thâm niên về quản trị
Romijn & Albaladejo (2002) Blomqvist et al (2004)
Hagedoom & Cloodt (2003)
(ii) Lãnh đạo DN được đào tạo đúng chuyên ngành Damanpour et al (1989), TrầnThị HồngViệt (2016)
Mối quan hệ với đối tác
(i) Áp lực từ phía khách hàng
Avlonitis et al (1994), Haner (2002)
(ii) Áp lực từ nhà cung cấp
Damanpour et al (1989)
Khả năng tiếp c n
nguồn lực t bên ngoài
(i) Khả năng huy động tài chính từ các tổ chức tín dụng Avlonitis et al (1994), Hall et al (1986)
(ii) Mối liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học
Avlonitis (1994), Hollenstein (1996)
Quy định và sự hỗ
trợ t các cơ quan
quản lý Nhà nước
(i) Các quy định và hỗ trợ về thành lập, hoạt động và giải
thể DN từ các cơ quan quản lý.
Blomqvist & Ojanen, (2004)
(ii) Chính sách hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ tư vấn
chuyển giao công nghệ.
Jacques & Mohnen (2001); Nguyễn Quốc Duy
(2015); Trần Thị Hồng Việt (2016)
Nguồn: Tác giả sưu tầm, tổng hợp và đề xuất