Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 10

12
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2016
Khuôn khổ phối hợp
chính sách tài khoá – tiền tệ
Cũng giống như chính sách kinh tế vĩ mô, việc
phối hợp chính sách tài khoá – chính sách tiền tệ
cũng cần tới một khuôn khổ phối hợp. Trong khi
các khuôn khổ chính sách tài khoá cũng như chính
sách tiền tệ đã được đề cập nhiều, thì khuôn khổ
của phối hợp hai chính sách lại chưa có nghiên cứu
nào đề cập đến. Thông qua nghiên cứu thực tiễn
liên quan đến phối hợp chính sách tài khoá – tiền
tệ, bài viết đề xuất một khuôn khổ cho sự phối hợp
chính sách ở Việt Nam dựa trên 4 yếu tố sau:
(i) Mặc dù không có sự phân công rõ ràng việc
thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô
giữa hai chính sách nhưng từng chính sách vẫn cần
xác định trọng số cho mỗi mục tiêu;
(ii) Công cụ cho sự phối hợp chính sách là
phương pháp lập trình tiền tệ;
(iii) Nguyên tắc cho sự phối hợp là nguyên tắc
cân bằng ngân sách dài hạn;
(iv) Mô hình đảm bảo cho nguyên tắc trên hoạt
động là một Ủy ban Phối hợp Chính sách Kinh tế
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng
Bộ Tài chính đứng đầu, tại đó chính sách tài khoá
xác định mục tiêu dài hạn về nợ công và thâm hụt
ngân sách để làm cơ sở đó chính sách tiền tệ xác
định mục tiêu lạm phát dài hạn.
Mục tiêu phối hợp chính sách
Về nguyên tắc, các mục tiêu của chính sách kinh
tế vĩ mô cũng là mục tiêu của phối hợp chính sách
và vấn đề đặt ra chỉ là phân công thực hiện các
mục tiêu đó như thế nào giữa chính sách tài khoá
và chính sách tiền tệ. Việc phân công thực hiện các
mục tiêu dựa trên quan điểm cho rằng, mỗi chính
sách có ưu thế trong việc đạt được một mục tiêu
nhất định, mà mục tiêu này thường gắn với một lý
thuyết kinh tế nhất định.
Thuyết số lượng tiền cho rằng, về dài hạn chính
sách tiền tệ hầu như không có khả năng ảnh hưởng
đến tăng trưởng (Friedman 1977), những cố gắng
của Ngân hàng Trung ương nhằm tăng sản lượng
vượt quá mức tiềm năng sẽ không có kết quả, mà
chỉ khiến cho giá cả leo thang (Gordon and Barro
1983). Do đó, chính sách tiền tệ nên tập trung vào
mục tiêu ổn định còn chính sách tài khoá nên tập
trung vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng dài hạn
(Cecchetti, 2002).
Thuyết tài khóa về mức giá trái ngược với thuyết
số lượng tiền. Thuyết này cho rằng, mức giá của
nền kinh tế chủ yếu được quyết định bởi nợ công
và chính sách tài khoá, trong khi chính sách tiền
tệ chỉ đóng vai trò gián tiếp (Bassetto 2008). Nếu
như vậy, chính sách tiền tệ chỉ nên tập trung vào
mục tiêu ổn định tăng trưởng và ổn định tỷ giá,
còn mục tiêu ổn định lạm phát và thúc đẩy tăng
trưởng dài hạn nên dành cho chính sách tài khoá.
Việc phân công thực hiện các mục tiêu như trên đã
từng được Huỳnh Bửu Sơn (2014) đưa ra khuyến
nghị cho Việt Nam.
Thuyết khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất
(Krugman 1979), giải thích nguyên nhân của khủng
hoảng tiền tệ từ thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân
sách gia tăng buộc Chính phủ phải bù đắp bằng vay
BÀNVỀ KHUÔNKHỔ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH
TÀI KHÓA–TIỀNTỆ
TS. ĐẶNG NGỌC TÚ -
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tuy chức năng khác nhau song lại có mối quan
hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chung của
mỗi quốc gia. Với một nước đang phát triển như Việt Nam thì việc tìm ra khuôn khổ cho
sự phối hợp giữa hai chính sách này trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô lại càng trở
nên quan trọng.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...62
Powered by FlippingBook