Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 3

5
Bối cảnh kinh tế vĩ mô và sự phối hợp chính sách
tiền tệ và chính sách tài khóa
Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
đạt mức cao hơn kế hoạch và lạm phát được giữ ở
mức rất thấp (Năm 2015, lạm phát bình quân năm
là 0,63% và tăng trưởng kinh tế ở mức 6,68%). Đó
là kết quả của sự nỗ lực trong quá trình điều hành
kinh tế của các cơ quan của Chính phủ trong việc
chống đỡ ảnh hưởng của các “cú sốc” bên trong và
bên ngoài nền kinh tế thời gian qua và đặc biệt là từ
khi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.
Những năm đầu của giai đoạn 2000, tăng trưởng
kinh tế nước ta có sự gia tăng mạnh mẽ nhờ việc
thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa
nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng
kinh tế bình quân thời kỳ 2001 - 2007 đạt 6,94%. Tỷ
lệ này đã giảm 1,06 điểm phần trăm trong thời kỳ
2008 - 2015. Trong khi đó, lạm phát bình quân năm
thời kỳ 2008 - 2015 lại cao hơn bình quân thời kỳ
2001 - 2007 là 4,32 điểm phần trăm.
Trước thực tế lạm phát có sự biến động mạnh,
tăng trưởng kinh tế cũng trở nên khó khăn, để tăng
cường hiệu quả điều hành chính sách kinh tế vĩ
mô, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
Việt Nam (NHNN) đã ký Quy chế phối hợp công
tác và trao đổi thông tin (29/02/2013). Tiếp theo đó,
4 cơ quan của Chính phủ là Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, NHNN, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã ký
Quy chế Phối hợp trong quản lý và Điều hành kinh
tế vĩ mô (01/12/2014).
Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa (CSTK) và
chính sách tài tiền tệ (CSTT) chỉ nảy sinh khi mà hai
chính sách được hai tổ chức độc lập thực thi. Trong
trường hợp, một tổ chức phụ thuộc vào hành động
của tổ chức kia hoặc chịu sự dẫn dắt của tổ chức
kia thì bản chất là đã có sự phối hợp lẫn nhau trong
thực thi chính sách. Thực tiễn ở Việt Nam là CSTT
được thực hiện bởi NHNN và đã dần có sự độc lập
với hoạt động của CSTK.
Thực trạng điều hành chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Chính sách tài khóa
Thu - chi NSNN thực hiện trong giai đoạn
2001-2015 liên tục tăng cao hàng năm. Số ước thu
PHỐI HỢP CHÍNH SÁCHTÀI KHÓAVÀ TIỀNTỆ ỞVIỆT NAM
GIAI ĐOẠN2001-2015VÀ PHƯƠNG ÁN CHONĂM2016
GS., TS. TRẦN THỌ ĐẠT, PGS., TS. HÀ QUỲNH HOA, PGS., TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG -
Đại học Kinh tế Quốc dân
Thực tế điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thời gian qua cho thấy đây là hai
công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô; Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã
có những can thiệp linh hoạt thông qua các công cụ của chính sách của mình. Bài viết đánh
giá thực trạng mức độ phối hợp điều hành hai chính sách này ở Việt Nam thời kỳ 2001-
2015, đồng thời thực hiện dự báo phương án phối hợp hai chính sách trong năm 2016.
HÌNH 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 2001-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê
* Tăng trưởng kinh tế được tính theo GDP giá năm 2010; Tỷ lệ lạm phát tính theo CPI bình quân năm
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2016
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...62
Powered by FlippingBook