Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
11
gần đây (tức là các nhu cầu về ngoại tệ cho nền kinh
tế thực liên quan đến xuất - nhập khẩu và đầu tư,
về cơ bản, được đảm bảo), nhưng do tình trạng đô
la hóa, việc giảm lãi suất VND trở nên khó khăn, vì
chính sách này có thể khiến người dân chuyển tài
sản từ VND sang USD. Bởi vậy, để giảm lãi suất,
việc khống chế kỳ vọng phá giá VND ở mức thấp,
vốn được xây dựng dựa trên tốc độ phá giá VND
trong quá khứ, là rất quan trọng trong bối cảnh hiện
nay. Muốn đạt được mục tiêu này, NHNN cần đưa
ra những định hướng về tỷ giá trong tương lai cũng
như sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp khi cần thiết.
Vừa qua, NHNN đã ban hành nhiều chính sách
nhằm giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ của người
dân và doanh nghiệp như hạ lãi suất tiền gửi bằng
USD xuống còn 0%, hạn chế các ngân hàng thương
mại bán ngoại tệ cho doanh nghiệp khi chưa có nhu
cầu thanh toán, cam kết bán ngoại tệ cho các NHTM
thông qua các hợp đồng kỳ hạn. Đặc biệt là cơ chế
xác định và điều chỉnh tỷ giá trung tâm hàng ngày
với từng bước nhỏ (có lên và có xuống) dựa trên một
rổ ngoại tệ gồm 8 đồng tiền (USD, EUR, JPY, CNY,
KRW, SGD, TWD, THB) cũng như tình hình cung -
cầu ngoại tệ và các cân đối vĩ mô đã có tác dụng hạn
chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ. Nhưng quan trọng
nhất là việc NHNN tuyên bố kiên định mục tiêu ổn
định tỷ giá, nâng cao vị thế của tiền Đồng đã giúp
giảm kỳ vọng VND bị phá giá trong tương lai gần,
khuyến khích người dân nắm giữ nội tệ, tạo tiền đề
cho việc tăng dư địa đối với chính sách giảm lãi suất
theo tốc độ lạm phát.
Đối với chính sách tài khóa, để có dư địa giảm
thuế hay tăng đầu tư công lúc cần thiết, giải pháp
cấp bách là giảm tỷ lệ chi thường xuyên. Nhiệm vụ
này đòi hỏi phải có sự phối hợp với các cơ quan
quản lý khác như Bộ Nội vụ nhằm giảm biên chế
của khu vực nhận lương từ NSNN. Chỉ khi bộ máy
hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức chính trị-xã hội các cấp được cải cách theo
hướng gọn nhẹ hơn, áp lực đối với chi thường xuyên
mới giảm bớt.
Bên cạnh việc tái cơ cấu về kỳ hạn và lãi suất của
các khoản nợ, việc đẩy mạnh cổ phần hóa cũng là
giải pháp hiệu quả để có thêm nguồn lực tăng đầu
tư công khi bối cảnh kinh tế đòi hỏi.
định chính sách tài khóa kịp thời hơn, nhưng nhiều
vấn đề liên quan đến thu thuế và chi tiêu ngân sách
vẫn đòi hỏi phải được đa số các đại biểu thông qua.
Xác định tính độc lập tương đối của các bộ,
ngành cũng là một vấn đề phức tạp. Một mặt, để
tăng hiệu quả phối hợp, cần giảm tính độc lập của
các bộ, ngành. Nhưng mặt khác, nếu giảm tính độc
lập của các bộ, ngành, sẽ không tạo được động lực
để các bộ, ngành tận dụng và phát huy hết năng lực
của mình, trong khi cơ quan điều phối (hiện là Bộ
Kế hoách và Đầu tư) lại không phải là người thực
thi các chính sách vì không kiểm soát các công cụ
chính sách.
Kinh nghiệm của các nước, thấy, phương án
được áp dụng nhiều hiện nay là duy trì sự độc lập
tương đối của các cơ quan hoạch định chính sách
khác nhau, nhưng áp đặt các ràng buộc về mục tiêu
cần đạt được như lạm phát, thâm hụt ngân sách,
trần nợ công… một cách cụ thể. Trong phương án
này, về bản chất, giữa các chính sách tài khóa và tiền
tệ không có sự phối hợp chính sách bắt buộc hay
chính thức nào cả, vì mỗi chính sách sẽ theo đuổi
mục tiêu riêng được phân công.
Mặc dù vậy, sự phân công mục tiêu giữa các
chính sách được dựa trên cơ sở khoa học là mỗi
chính sách sẽ được gắn với các mục tiêu mà nó có
khả năng tác động mạnh nhất và nhanh nhất, do đó
sự phân công vai trò này sẽ đem lại hiệu quả cao.
Chẳng hạn, mô hình Ngân hàng Trung ương độc
lập được áp dụng tại nhiều nước, về bản chất là một
sự phân công được thể chế hóa dựa trên cơ sở khoa
học là chính sách tiền tệ có hiệu quả tương đối so
với chính sách tài khóa trong việc ổn định lạm phát
và tỷ giá. Trong khi đó, các chính sách tài khóa, mặc
dù có mức độ linh hoạt thấp hơn do nhiều quyết
định phải được Quốc hội thông qua, nhưng lại có
tác động tới GDP mạnh hơn chính sách tiền tệ, nhất
là trong các giai đoạn khủng hoảng.
Tại Việt Nam, các mục tiêu nói trên cũng được
đặt ra, nhưng trách nhiệm gắn với từng bộ, ngành
còn chưa thật rõ ràng và cụ thể. Ngay cả cách đặt
mục tiêu về lạm phát dưới 5% cũng chưa thật hợp
lý, bởi nếu lạm phát ở mức 0% vẫn được coi là đạt
kế hoạch, trong khi với mức lạm phát này, nguy cơ
nền kinh tế rơi vào giảm phát là không nhỏ. Một
mục tiêu lạm phát hợp lý hơn có thể là 2-3% và cộng
thêm một biên độ dao động cho phép nào đó.
Về vấn đề dư địa của chính sách tài khóa và tiền
tệ hiện nay, có thể thấy rằng cả hai chính sách đều
không còn nhiều dư địa. Đối với chính sách tiền tệ,
như đã trình bày ở trên, bất chấp việc cán cân thanh
toán của Việt Nam luôn thặng dự trong những năm
Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ, việc hoàn thiện
các mô hình phân tích, dự báo, đánh giá tác
động của các biến số kinh tế đến các mục tiêu
đề ra là rất cần thiết.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...62
Powered by FlippingBook