Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
7
hoạt trên thị trường nhằm ổn định tỷ giá góp phần
giảm đô la hóa.
Năm 2012 và 2013, NHNN đặt mục tiêu kiểm
soát tỷ giá tăng không quá 2-3%/năm nhằm kiểm
soát kỳ vọng về sự mất giá của đồng Việt Nam, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong việc
lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Thực tiễn
điều hành của NHNN năm 2013 cho thấy tỷ giá chỉ
được điều chỉnh 1% vào ngày 28/6/2013.
Năm 2014, NHNN chỉ điều chỉnh tỷ giá 1% vào
ngày 19/9 và giữ nguyên đến hết năm. Năm 2015,
do sự biến động kinh tế toàn cầu, sự điều chỉnh
tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc
và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất
vào cuối năm 2015 thì áp lực bất ổn định tỷ giá
ở Việt Nam là khá lớn. NHNN đã phá giá 3 lần
trong năm 2015 (tháng 1, tháng 5 và tháng 8) với
tỷ lệ 1%/lần. Cùng với việc phá giá đồng nội tệ,
trong tháng 8/2015 do áp lực phá giá mạnh đồng
NDT, NHNN Việt Nam đã điều chỉnh biên độ tỷ
giá từ +-1% lên +-2% vào ngày 12/8 và lên +-3%
vào ngày 19/8.
Thứ năm, công cụ khác
Sau một thời gian dài thả nổi lãi suất, NHNN lại
sử dụng công cụ trần lãi suất trong điều hành nhằm
hạn chế các cuộc đua lãi suất có thể gây biến động
thanh khoản trên thị trường tiền tệ, NHNN đã quy
định mức trần lãi suất huy động 12%/năm vào tháng
2/2008 và điều chỉnh tăng trần lãi suất huy động
lên 14%/năm từ tháng 6/2008. Mức trần lãi suất này
đã được NHNN điều chỉnh giảm dần khi lạm phát
được kiểm soát. Đến ngày 29/10/2014, theo Quyết
định số 2173/QĐ-NHNN ngày 28/10/2014, NHNN
chỉ quy định lãi suất trần huy động đối với tiền gửi
kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 5,5% và không kỳ
hạn và dưới 1 tháng là 1%.
Bên cạnh đó, nhằm góp phần kiểm soát tăng
trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, trong giai
đoạn này NHNN đã yêu cầu các TCTD kiểm soát
tăng trưởng tín dụng đi đôi với đảm bảo chất lượng
tín dụng, giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư kinh
doanh chứng khoán so với tổng dư nợ tín dụng là
3%, sau đó tiếp tục kiểm soát mức cho vay đầu tư
chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ, đồng
thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay đầu tư chứng
khoán từ 150% lên 250%. Ngoài ra, NHNN tích cực
phối hợp CSTT với CSTK trong việc hút tiền về
thông qua việc chuyển khoảng 50 nghìn tỷ đồng từ
tiền gửi kho bạc về NHNN.
Từ năm 2009, cùng với các biện pháp nới lỏng
tiền tệ truyền thống, để ngăn chặn nguy cơ suy
thoái kinh tế, NHNN đã thực hiện chương trình
khoản. Kể từ ngày 18/03/2014 đến nay, lãi suất tái
cấp vốn là 6,5% thấp hơn nhiều so với mức 15% vào
cuối năm 2011 và lãi suất tái chiết khấu là 4,5%.
Thứ hai, công cụ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đã được điều chỉnh
ngày càng linh hoạt phù hợp với mục tiêu CSTT
và diễn biến tiền tệ trong từng thời kỳ. Năm 2007,
để trung hòa lượng thanh khoản dư thừa trong hệ
thống ngân hàng do dòng ngoại tệ đổ vào mạnh và
cũng để thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát,
bên cạnh công cụ nghiệp vụ thị trường mở và phát
hành tín phiếu bắt buộc, NHNN đã tăng DTBB đối
với các TCTD vào giữa năm 2007, đầu năm 2008 và
điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB. Đến cuối
năm 2008, NHNN lại điều chỉnh giảm DTBB nhằm
giảm áp lực thanh khoản cho TCTD, giảm chi phí
huy động vốn qua đó khuyến khích TCTD tăng
cường huy động và cho vay ra nền kinh tế. Trong
đó, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi VND giảm nhanh từ
11% vào giữa năm 2008 xuống 3% trong quý I/2009
và giữ ở mức đó cho đến nay. Tỷ lệ DTBB đối với
tiền gửi ngoại tệ giảm chậm hơn, từ mức 11% giữa
năm 2008 xuống 4% năm 2010. Từ tháng 9/2011 đến
nay duy trì ở mức 6%.
Thứ ba, công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Bắt đầu khai trương tháng 7/2000, nghiệp vụ thị
trường mở đã không ngừng được hoàn thiện và
để trở thành công cụ điều tiết tiền tệ chủ yếu của
NHNN. Từ năm 2007, với xu hướng luồng ngoại
tệ đổ vào Việt Nam tăng mạnh tạo áp lực làm tăng
giá đồng Việt Nam đã khiến NHNN đẩy mạnh mua
ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá.
Nửa cuối năm 2009, khối lượng chào mua được đẩy
mạnh từ là giai đoạn chương trình kích thích kinh tế
của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, làm tăng
nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nếu như năm
2008-2009, kỳ hạn chào mua giấy tờ có giá chủ yếu
là 7 và 14 ngày thì 3 quý đầu năm 2010, do gói hỗ
trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay ngắn hạn hết
hiệu lực, NHNN có thêm kỳ hạn chào mua 28 ngày
nhằm hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện
để TCTD giảm lãi suất thị trường, tiếp tục hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, tỷ giá
Công cụ tỷ giá đã được điều chỉnh đáng kể để
tỷ giá phản ánh sát với cung cầu thị trường, làm
cơ sở để tăng khả năng điều tiết thị trường. Trong
giai đoạn trước năm 2011, tỷ giá luôn chịu áp lực
tăng, thị trường ngoại hối bất ổn nên tháng 2/2011,
NHNN điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá trung tâm, đồng
thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +3% xuống +1%.
Sau thời điểm đó, NHNN thực hiện can thiệp linh
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...62
Powered by FlippingBook