Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 4

6
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2016
việc kích thích tăng trưởng kinh tế, nên Chính phủ
cần xem xét lại cơ cấu chi tiêu hiện nay.
Chính sách tiền tệ
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập
sâu và rộng với nền kinh tế thế giới kéo theo thương
mại và lưu chuyển vốn quốc tế diễn ra nhanh hơn,
mạnh hơn thì việc xây dựng và điều hành CSTT trở
nên phức tạp và khó khăn hơn. CSTT được thực
hiện linh hoạt thông qua việc điều chỉnh các công
cụ. Cụ thể:
Thứ nhất, công cụ lãi suất
Cơ chế lãi suất đã có những chuyển biến căn bản,
từ tháng 8/2000, NHNN đã thực hiện nới lỏng từng
bước các quy định về lãi suất, chuyển dần từ việc
điều hành bằng việc quy định “cứng” các mức trần
lãi suất cho vay và biên độ chênh lệch giữa lãi suất
cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân
sang việc quy định các tổ chức tín dụng (TCTD)
thoả thuận với khách hàng về lãi suất cho vay trong
phạm vi nhất định và tự do hoá hoàn toàn lãi suất
tiền gửi VND.
Đối với công cụ lãi suất, sau khi lãi suất nền kinh
tế được tự do hoá, để kiểm soát lãi suất nền kinh tế,
NHNN đã sử dụng một số lãi suất định hướng thị
trường, đó là: (i) Lãi suất cơ bản, do NHNN công bố
hàng tháng; (ii) Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết
khấu được hình thành làm hành lang dao động cho
lãi suất thị trường liên ngân hàng; (iii) Lãi suất thị
trường mở. Tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng
kinh tế và lạm phát mà NHNN đã điều chỉnh các
tỷ lệ lãi suất.
Từ đầu năm 2007 đến tháng 6/2008, với mục tiêu
hút thanh khoản dư thừa gây ra bởi luồng vốn nước
ngoài tăng mạnh, NHNN cũng liên tục điều chỉnh
tăng các mức lãi suất điều hành. Cuối năm 2008 đầu
năm 2009, với áp lực lạm phát giảm, NHNN đồng
loạt điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành của
để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong năm 2009 và quý I/2010, NHNN thực hiện
cơ chế lãi suất cơ bản theo đó các TCTD ấn định lãi
suất huy động và cho vay bằng VND không quá
150% lãi suất cơ bản. Năm 2011, NHNN điều chỉnh
tăng dần các mức lãi suất điều hành nhằm thực hiện
CSTT chặt chẽ, thận trọng nhằm chống lạm phát.
Năm 2012, trong điều kiện dự báo lạm phát có xu
hướng giảm, công cụ lãi suất đã được điều hành chủ
động theo chiều hướng giảm phù hợp với mức giảm
của lạm phát và lạm phát kỳ vọng, đồng thời đảm
bảo lãi suất thực dương để thận trọng với rủi ro lạm
phát tăng trở lại. Gần đây, do nhu cầu tái cấp vốn
ít phát sinh do TCTD thường xuyên dư thừa thanh
năm 2014 và 2015 lớn gấp 7,8 và 8,9 lần năm 2001,
số chi gấp 7,5 và 8,2 lần (Hình 2). Tốc độ tăng thu
- chi NSNN qua các năm trước năm 2012 khá cao.
Bình quân tốc độ tăng thu giai đoạn 2001-2011 là
20,97%, tốc độ tăng chi là 20,28%, trong khi đó
tốc độ tăng GDP giá thực tế là 17,38%. Sau năm
2011, tức là sau khi thực hiện Nghị quyết số 11/
NQ- CP của Chính phủ về những giải pháp chủ
yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tốc độ tăng chi
NSNN giảm đã giảm mạnh, bình quân năm của
4 năm 2012-1015 chỉ tăng 7,83%. Do ảnh hưởng
của suy giảm tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách
4 năm qua cũng có tốc độ tăng chậm hơn trước,
bình quân tăng 6,55%.
So với số dự toán, thu - chi thực hiện của các
năm giai đoạn 2001-2011 vượt khá cao. Tuy nhiên,
4 năm gần đây (2012-2015), thực hiện kỷ luật ngân
sách chặt chẽ, chi NSNN thấp hơn trung bình
khoảng 2,07% dự toán năm; thu NSNN, vượt 0,4%
dự toán năm.
Về cơ cấu chi NSNN, khoản chi lớn nhất và có
xu hướng ngày càng tăng trong tổng chi NSNN
trong 15 năm qua là chi thường xuyên, chi cho
bộ máy nhà nước, bình quân năm chiếm 58,19%
tổng chi NSNN. Khoản chi lớn thứ hai là chi cho
đầu tư phát triển, chiếm bình quân 26,16% tổng
chi NSNN. Khoản chi này trong những năm sau
năm 2011 do thực hiện chương trình cắt giảm chi
đầu tư công, nên tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi
đã giảm mạnh. Năm 2015, tỷ lệ này ước chỉ còn
15,22% trong tổng chi NSNN. Nếu như khoản chi
đầu tư bình quân năm của thời kỳ 2001-2015 đạt
28,97% trong tổng chi NSNN, thì 4 năm gần đây
chỉ đạt bình quân 18,44% (giảm 10,53 điểm %). Với
mô hình kinh tế hiện nay khi tăng trưởng kinh tế
chủ yếu dựa vào lao động và vốn thì đầu tư phát
triển từ NSNN sẽ vẫn là nhân tố quan trọng trong
HÌNH 2: TỐC ĐỘ TĂNG THU, CHI NSNN VÀ GDP
THEO GIÁ THỰC TẾ, 2001–2015 (%)
Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...62
Powered by FlippingBook