Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 6

8
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2016
trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thay
đổi được mô hình tăng trưởng theo chiều rộng.
Đối với thu ngân sách, năm 2016 sẽ xử lý cơ
bản nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh
thêm nợ mới, kiên quyết xử lý và thu hồi nợ đọng
thuế, quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán và
chi chuyển nguồn, triệt để thực hiện tiết kiệm chi
thường xuyên, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính.
Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực cho đầu tư phát triển, tập trung thu hút các
dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao.
Những giải pháp tài khóa trên sẽ giúp cải thiện
được ngân sách và cải thiện cơ cấu chi theo hướng
có hiệu quả cho tăng trưởng, tránh tình trạng giảm
sút về tỷ trọng chi ngân sách dành cho đầu tư trong
như trong 6 năm trở lại đây.
Thực tế điều hành CSTT và CSTK thời gian qua
cho thấy, NHNN và Bộ Tài chính đã có những can
thiệp linh hoạt thông qua các công cụ của chính sách
của mình nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô
của Chính phủ. Tuy nhiên, các mục tiêu kinh tế vĩ
mô trong đó có mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm
phát không phải năm nào cũng đạt được và đặc biệt
là vào những năm mà sự bất ổn không chỉ do nhân
tố bên trong mà còn cộng hưởng với nhân tố bên
ngoài như khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự biến
động giá dầu, sự sụt giảm thị trường chứng khoán
và bất động sản…
Sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN Việt
Nam đã được thể chế hóa thông qua việc ký kết Quy
chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin và Quy
chế Phối hợp trong quản lý và Điều hành kinh tế vĩ
mô. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ
phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong điều
hành vẫn ở mức thấp. Trong thời gian tới nếu CSTT
và CSTK được phối hợp tốt hơn thì kết quả điều
hành kinh tế vĩ mô của chính phủ sẽ có sự cải thiện
tích cực.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), ‘Tính hiệu quả trong phối hợp CSTT và CSTK’,
Tạp chí Tài chính, số 581-03/2013, tr. 9-11;
2. Phạm Thế Anh (2009), ‘Kích cầu và những tác động có thể có đến nền kinh
tế’, Tạp chí Tài chính, Số 1 (531);
3. Tô Ngọc Hưng (2012), ‘Bàn về chính sách tiền tệ trong thời gian qua’, Kỷ yếu
hội thảo khoa học: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong
điều tiết kinh tế vĩ mô, tr. 248-261;
4. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2012), ‘Đánh giá thực trạng phối hợp
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Việt Nam từ 2008 đến nay –
những vẫn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam’, Kỷ yếu hội
thảo khoa học: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều
tiết kinh tế vĩ mô, tr. 168- 174.
hỗ trợ lãi suất 4% theo chỉ đạo của Chính phủ cho
tất cả các khoản vay, góp phần tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp. Năm 2011, do áp lực lạm phát
tăng cao, cùng với việc thắt chặt các công cụ truyền
thống, NHNN cũng đã sử dụng các biện pháp khác
để kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, nâng cao hiệu ứng
thắt chặt như khống chế mức tăng trưởng tín dụng
thấp hơn 20%; thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ;
áp dụng chính sách trần lãi suất huy động VND và
ngoại tệ...
Năm 2012 và 2013, NHNN tiếp tục khống chế
tăng trưởng tín dụng nhưng mức khống chế cao
hơn mức thực hiện năm trước. Điều này cho thấy,
NHNN nới lỏng tiền tệ nhưng vẫn thận trọng với
nguy cơ mở rộng tín dụng quá mức. Năm 2014,
chỉ tiêu đặt ra là tổng phương tiện thanh toán tăng
khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14%.
Tóm lại, thời gian qua NHNN và Bộ Tài chính đã
có những can thiệp linh hoạt thông qua các công cụ
của chính sách của mình nỗ lực trong việc thực hiện
mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên,
các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong đó có mục tiêu tăng
trưởng kinh tế không phải năm nào cũng đạt được
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Phương án phối hợp chính sách tiền tệ
và chính sách tài khóa cho năm 2016
Theo Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày
10/11/2015 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
năm 2016, tăng trưởng kinh tế đã được Nghị quyết
đặt ra là 6,7% và lạm phát dưới mức 5%.
Để đạt được mục tiêu đó hàng loạt giải pháp
đã được Nghị quyết đưa ra, trong đó, CSTT và
CSTK đã được yêu cầu điều hành linh hoạt, hiệu
quả để đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội thông
qua. Điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín
dụng phù hợp, xử lý nợ xấu có hiệu quả. Kiểm
soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước
ngoài của quốc gia trong giới hạn theo Nghị
quyết của Quốc hội, nâng cao hiệu quả sử dụng,
tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng
vốn vay và trả nợ, nhất là các khoản vay mới, vay
có bảo lãnh của Chính phủ, tiếp tục cơ cấu lại các
khoản vay theo hướng tăng tỷ trọng vay trung,
dài hạn với lãi suất phù hợp.
Các giải pháp về tài khóa được Nghị quyết
đưa ra sẽ cải thiện nguồn thu và sử dụng hiệu quả
nguồn thu đó. Trong năm 2016 sẽ tiếp tục cơ cấu lại
thu, chi NSNN bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi đầu
tư, chi thường xuyên và chi trả nợ, theo hướng chi
đầu tư tăng nhanh hơn nhằm phát huy vai trò của
khoản đầu tư từ NSNN đối với tăng trưởng kinh tế
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...62
Powered by FlippingBook