Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 8

10
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2016
phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) không phù
hợp với “khẩu vị” của thị trường, nhưng phải đến
cuối năm, khó khăn này mới được giải quyết, khi
Quốc hội họp và ra quyết định cho phép phát hành
TPCP kỳ hạn ngắn.
Thứ tư
là về vấn đề liên quan đến dư địa của các
chính sách. Nếu một chính sách nào đó đã không
còn dư địa thì việc phối hợp các chính sách là không
thể. Chẳng hạn, tại các nước phát triển như: Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản… do tình trạng nợ công đã ở mức cao
nên việc mở rộng tài khóa gặp rất nhiều giới hạn.
Vì thế, gánh nặng điều tiết nền kinh tế tại các nước
và khu vực này đặt cả lên vai chính sách tiền tệ của
Fed, ECB hay BOJ. Nói cách khác, một trong những
lý do khiến các gói nới lỏng định lượng được đưa
ra đơn giản là vì chính sách sách tài khóa đã không
còn dư địa.
Đối với Việt Nam hiện nay, khi quy mô nợ công
đã đạt mức 61,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia
đã đạt mức 41,5% GDP, chi trả nợ hiện đã chiếm
hơn 25% tổng thu NSNN và ảnh hưởng tiêu cực đến
chi đầu tư phát triển, việc yêu cầu nới lỏng tài khóa
để hỗ trợ tăng trưởng trong trường hợp nền kinh
tế gặp những cú sốc tiêu cực là giải pháp không dễ
thực hiện. Ngay cả chính sách tiền tệ hiện cũng gặp
nhiều giới hạn trong việc nới lỏng do những vấn đề
như tình trạng đô la hóa hay nợ xấu của các ngân
hàng thương mại.
Một số gợi ý chính sách
Qua những phân tích ở trên, có thể thấy rằng,
để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ, việc hoàn thiện các mô
hình phân tích, dự báo, đánh giá tác động của các
biến số kinh tế đến các mục tiêu đề ra là rất cần
thiết. Tuy nhiên, giải pháp này gặp nhiều giới hạn
do bản chất của nền kinh tế hiện đại ngày nay là
không ngừng biến động, nhất là khi có nhiều biến
số như giá dầu, tỷ giá… rất khó dự báo do được xác
định trên các thị trường có tính đầu cơ cao. Nhưng
đây lại là các biến số có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nền kinh tế.
Những giới hạn trong công tác dự báo đặt ra
vấn đề là phải thiết lập được các cơ chế sao cho các
chính sách tài khóa và tiền tệ có thể được điều chỉnh
kịp thời khi có những biến động lớn xảy ra. Đối với
chính sách tiền tệ, sự linh hoạt không gặp nhiều khó
khăn. Nhưng đối với chính sách tài khóa thì lại khác.
Các quyết định về tài khóa chủ yếu do Quốc hội
đưa ra, nhưng cơ quan lập pháp lại chỉ họp hai lần
mỗi năm. Mặc dù, việc phân quyền nhiều hơn cho
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể giúp việc hoạch
giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân
hàng Nhà nước (NHNN).
Cho dù các mô hình dự báo và hoạch định chính
sách kinh tế hoàn thiện đến đâu, việc phối hợp
chỉ được thực hiện một cách hiệu quả nếu có một
trung tâm điều phối duy nhất. Tuy nhiên, trung
tâm này lại chỉ có trong một nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung.
Tại Việt Nam hiện nay, các bộ, ngành đều được
phân công phụ trách và chịu trách nhiệm đối với
một số nhiệm vụ cụ thể, mặc dù có thể chưa thật rõ
ràng. Chẳng hạn, Bộ Tài chính phải thu đủ theo dự
toán, đồng thời đảm bảo các khoản chi phải được
thực hiện đúng tiến độ đề ra theo kế hoạch, cho dù
các điều kiện bên trong và bên ngoài có thể không
thuận lợi (lạm phát thấp và giá dầu thấp). Còn
NHNN phải chịu trách nhiệm ổn định lạm phát, tỷ
giá, đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính… Vì
vậy, sẽ là lôgic nếu các cơ quan này có thể theo đuổi
những mục tiêu riêng của mình nhiều hơn so với
các mục tiêu khác.
Ví dụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể muốn ưu
tiên tăng đầu tư để đảm bảo tăng trưởng kinh tế,
nhưng Bộ Tài chính lại muốn đặt kế hoạch chi tiêu
thấp để giảm áp lực cho công tác thu ngân sách. Bộ
Tài chính cũng có thể muốn ủng hộ phương án ổn
định tỷ giá để đảm bảo nợ công, nợ nước ngoài ở
ngưỡng an toàn, nhưng NHNN lại có thể muốn ưu
tiên cho phương án tỷ giá linh hoạt hơn để duy trì
dự trữ ngoại hối. Bộ Tài chính cũng có thể muốn lãi
suất thấp để giảm gánh nặng trả nợ, nhưng NHNN
lại muốn lãi suất đủ cao để kiềm chế lạm phát…
Thứ ba
là những khó khăn liên quan đến quy
trình hoạch định chính sách. Mặc dù, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư là đơn vị chủ trì trong việc đề ra các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội (các mục tiêu và giải
pháp), nhưng cơ quan này lại không nắm những
công cụ chính sách như thuế, cung tiền hay lãi
suất… Vì vậy, khi lập kế hoạch phối hợp các chính
sách, đặc biệt là khi có những biến động lớn và đòi
hỏi phải có sự điều chỉnh chính sách cũng như mục
tiêu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải thảo luận với
Bộ Tài chính, NHNN và trong nhiều trường hợp các
giải pháp phải đợi Quốc hội họp để đưa ra quyết
định cuối cùng, nhất là đối với những vấn đề liên
quan đến thuế và chi tiêu ngân sách. Quá trình này
đòi hỏi nhiều thời gian và có thể khiến cho các chính
sách mới mang tính phối hợp đưa ra bị chậm hơn so
với yêu cầu của thực tiễn.
Ví dụ, mặc dù một trong những nguyên nhân
khiến tình trạng huy động vốn của Kho bạc Nhà
nước gặp khó khăn từ giữa năm 2015 là do kỳ hạn
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...62
Powered by FlippingBook