Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
9
Những thách thức trong phối hợp chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ
Thông thường, trong nền kinh tế luôn có những
mục tiêu mâu thuẫn nhau mà không một chính
sách kinh tế đơn lẻ nào có thể đạt được cùng một
lúc. Chẳng hạn, trong bối cảnh lạm phát cao đi kèm
với tăng trưởng thấp, nếu chỉ sử dụng một chính
sách tài khóa hay tiền tệ mở rộng để thúc đẩy tăng
trưởng, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức thấp sẽ
không đạt được. Ngược lại, nếu thắt chặt tài khóa
hoặc tiền tệ để chống lạm phát, nền kinh tế có thể rơi
vào suy thoái. Tuy nhiên, khi có sự phối hợp chính
sách, chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát,
còn chính sách tài khóa mở rộng để thúc đẩy tăng
trưởng, khả năng sẽ đạt được cả hai mục tiêu cùng
một lúc sẽ khả thi hơn nhiều.
Đây chính là phương án phối hợp giữa chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong giai
đoạn 2012-2013. Kết quả là lạm phát đã giảm nhanh,
đồng thời nền kinh tế bắt đầu xu hướng phục hồi từ
năm 2013, mặc dù hệ quả là nợ công tăng nhanh và
lãi suất bị đẩy lên mức cao.
Thực tiễn tại nhiều nước cho thấy, việc phối hợp
các chính sách kinh tế nói chung, trong đó có chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ nói riêng, không
phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Có rất nhiều thách
thức cần vượt qua để chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ có thể phối hợp với nhau. Và Việt Nam
hiện nay cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Thứ nhất,
về mặt lý thuyết, để phối hợp chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế,
điều kiện tiên quyết là phải có một mô hình hoạch
định chính sách kinh tế tổng thể, dự báo và tính
toán tương đối chính xác tác động của các biến số
kinh tế trong và ngoài nước, trong đó có các biến số
chính sách đến các mục tiêu kinh tế cần đạt được.
Tuy nhiên, trong một thế giới luôn luôn biến
động như ngày nay, khả năng dự báo, đánh giá tác
động của các mô hình kinh tế lượng thường gặp
nhiều hạn chế. Việc dự báo hay đánh giá thiếu chính
xác các tác động sẽ khiến cho việc phân công vai trò
và liều lượng giữa các chính sách lúc ban đầu có
thể trở nên không hợp lý trong bối cảnh mới, thậm
chí có thể khiến các chính sách kinh tế rơi vào thế
bị động.
Tại Việt Nam, chẳng hạn, việc không lường hết
được các biến động và tác động trên thị trường tiền
tệ thế giới đã khiến cho chính sách tiền tệ thời gian
qua không thể nới lỏng thêm để hạ lãi suất, cũng
như hỗ trợ chính sách tài khóa trong việc huy động
vốn trên thị trường tài chính nhằm đạt được mục
tiêu đã đặt ra theo kế hoạch. Việc dự báo lạm phát
ở mức cao hơn nhiều so với thực tế cũng có thể là
nguyên nhân dẫn đến kỳ vọng lãi suất bị neo ở mức
cao, chứ không hạ theo tốc độ lạm phát. Trong khi
đó, dự báo giá dầu ở mức quá cao đã khiến cho
thu ngân sách gặp khó khăn, thanh khoản của Kho
bạc Nhà nước tại một số thời điểm bị căng thẳng
và cũng góp phần khiến cho mục tiêu hạ lãi suất
1-1,5% Chính phủ đặt ra từ đầu năm 2015 không
thể đạt được.
Thứ hai,
điều khiến việc phối hợp chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ trở nên khó khăn là sự
độc lập tương đối giữa các bộ, ngành, điển hình là
NÂNG CAOHIỆUQUẢ PHỐI HỢP
CHÍNH SÁCHTÀI KHÓAVÀ CHÍNH SÁCHTIỀNTỆ
PGS., TS. NGUYỄN TRỌNG CƠ, TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ -
Học viện Tài chính
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là một trong những vấn đề có tầm quan
trọng bậc nhất trong công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô ở bất kỳ nước nào. Mặc
dù vậy, thực tiễn cho thấy việc phối hợp các chính sách kinh tế nói chung, trong đó có chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ nói riêng, không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...62
Powered by FlippingBook