k1 t5 - page 99

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
101
bảo lãnh ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng
nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung là hoạt
động mang tính đặc thù xuất phát từ vai trò chủ thể
và tính chất của hoạt động này, do đó cần một cơ chế
pháp lý riêng biệt nhằm giải quyết nhanh chóng các
tranh chấp phát sinh. Cơ chế pháp lý cụ thể để giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo
lãnh ngân hàng cần hoàn thiện theo hướng rút gọn
các trình tự, thủ tục tố tụng so với thủ tục tố tụng
thông thường nhằm rút gọn thời gian giải quyết
tranh chấp nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi ích hợp
pháp của các bên liên quan.
Mặt khác, NHNN cũng cần nâng cao hiệu quả
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời
phát hiện, xử lý những sai phạm của các tổ chức tín
dụng (TCTD) trong quá trình thực hiện nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng; Nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Theo
đó, các cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như
các tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình áp
dụng pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Trách nhiệm thanh toán bảo lãnh ngân hàng đầu
tiên phải thuộc về bên bảo lãnh, chứ không phải
là bên được bảo lãnh; Xác định trách nhiệm thanh
toán bảo lãnh phải dựa trên cơ sở chứng từ thanh
toán, tuân thủ nguyên tắc bảo đảm tính độc lập của
bảo lãnh ngân hàng.
Thứ hai,
tăng cường chất lượng công tác quản trị
rủi ro nội bộ của TCTD thực hiện nghiệp vụ bảo
lãnh ngân hàng.
Nghiên cứu các vụ tranh chấp về hoạt động bảo
lãnh ngân hàng phát sinh trong thời gian qua cho
thấy, công tác quản trị rủi ro tại các TCTD ở Việt
Nam còn nhiều khiếm khuyết, chưa kịp thời phát
hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện nghiệp
vụ bảo lãnh ngân hàng. Chính vì vậy, để nâng cao
chất lượng áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân
hàng, các TCTD cần tăng cường quản trị rủi ro nội
bộ, đặc biệt là rủi ro đạo đức, rủi ro hoạt động nhằm
hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do việc các
cán bộ lạm dụng quyền hạn, phát hành chứng thư
bảo lãnh vượt thẩm quyền. Để làm được điều này,
các TCTD cần thực hiện các vấn đề sau:
Một là,
hoàn thiện quy chế, quy trình nội bộ về
bảo lãnh ngân hàng; Xây dựng các chốt kiểm soát
nhằm hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh; Xác định
rõ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị tham gia vào
quy trình cấp bảo lãnh, đặc biệt phải kiểm soát chặt
chẽ việc sử dụng con dấu của TCTD.
Về mặt quản trị, quy định nội bộ về hoạt động
bảo lãnh ngân hàng có tác dụng để phân định trách
nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan
trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng; Xác định rõ
mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt
động bảo lãnh ngân hàng và là sơ sở để thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng theo một trình tự,
thủ tục phù hợp với bộ máy tổ chức của TCTD. Việc
thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy chế, quy
trình bảo lãnh tại mỗi ngân hàng có ý nghĩa quan
trọng đối với hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
Quy chế, quy trình bảo lãnh ngân hàng được xây
dựng tốt sẽ là cơ sở để các bộ phận liên quan thực
hiện đánh giá hồ sơ, thẩm định nhanh chóng đáp
ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời cũng là công
cụ để quản trị rủi ro, kịp thời phát hiện những sai
phạm trong quá trình thực hiện.
Hai là,
xây dựng hệ thống tra cứu thông tin về
việc phát hành bảo lãnh, tạo thuận lợi cho khách
hàng, bên nhận bảo lãnh trong việc xác minh thông
tin về việc phát hành cam kết bảo lãnh.
Ba là,
xây dựng bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội
bộ hữu hiệu, thường xuyên rà soát, kịp thời phát
hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Việc kiểm
tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động bảo lãnh
có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro, do
đó, cần phải thực hiện kiểm tra giám sát thường
xuyên việc chấp hành pháp luật và quy định nội
bộ về hoạt động bảo lãnh, kịp thời phát hiện các sai
sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ để từ đó kịp
thời điều chỉnh, xử lý hành vi vi phạm. Để nâng
cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ và quản lý giám
sát, ngân hàng cũng cần trang bị thiết bị công nghệ
hiện đại, xây dựng chương trình phần mềm theo
dõi quản lý về bảo lãnh ngân hàng, đảm bảo xử lý
thông tin chính xác.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tuyến (1996), “Những khía cạnh pháp lý cơ bản của giao dịch
bảo lãnh bằng tài sản trong quan hệ vay vốn ngân hàng”, Tạp chí Luật
học, tr.54-59;
2. Nguyễn Thanh Thư (2013), “Địa vị pháp lý của pháp nhân với tư cách là
bên bảo lãnh khi tham gia quan hệ bảo lãnh”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
tr.51-54;
3. Hồ Quang Huy (2013), “Hoàn thiện các quy định về bảo lãnh trong Bộ luật
Dân sự Việt Nam”,
.
Nghiên cứu các vụ tranh chấp về hoạt động bảo
lãnh ngân hàng phát sinh thời gian qua cho
thấy, công tác quản trị rủi ro tại các tổ chức tín
dụng ởViệt Nam còn nhiều khiếmkhuyết, chưa
kịp thời phát hiện các sai phạm trong quá trình
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
1...,89,90,91,92,93,94,95,96,97,98 100,101,102,103,104,105,106,107,108,109,...110
Powered by FlippingBook