So ky 1 thang 6 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
13
sở hạ tầng cho ngành công nghiệp. Thu hút vốn
đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và các lĩnh vực
công nghiệp có khả năng tạo giá trị gia tăng cao,
bảo vệ môi trường, có khả năng kết nối giữa DN
trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu, đón đầu cuộc
CMCN 4.0 nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với định
hướng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng
ngành và quốc gia.
Thứ ba,
tiếp tục cải thiện và nâng cao hiệu quả
hoạt động của khu vực DNNN gắn với việc thực
hiện có kết quả quá trình tái cấu trúc DNNN, khuyến
khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong
phát triển các ngành công nghiệp.
Thứ tư,
tập trung phát triển các yếu tố tiền đề để hỗ
trợ cho chính sách công nghiệp như phát triển cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực, KHCN nhằm đáp ứng yêu cầu
ứng dụng công nghệ hiện đại trong CMCN 4.0.
Thứ năm,
phát triển các ngành công nghiệp mũi
nhọn, phát triển CNHT; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho DN, đặc
biệt là các DNNVV, DN start up; Khuyến khích các
DN cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, phát
triển theo chiều sâu, ứng dụng các công nghệ mới,
công nghệ nguồn, xuất khẩu hàng đã qua chế biến;
Thứ sáu,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng:
khuyến khích hình thành các cụm liên kết ngành
theo các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế. Thúc đẩy
phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực,
tác động lan tỏa đến các vùng khác. Tạo sự kết nối
đồng bộ và hệ thống kết cấu hạ tầng để hình thành
trục kinh tế, các hành lang kinh tế…
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo “Định hướng Chính sách công nghiệp Quốc gia
giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn đến 2035”;
2. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo “Đánh giá tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đến kinh tế - tài chính Việt Nam”;
3. Tài liệu hội thảo (2016) “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những
vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, Ban Kinh tế
Trung ương;
4. Boston Consulting Group (2015), “Industry 4.0: the future of productivity
and growth in manufacturing industries”, April 2015;
5. Roland Berger Consultants (2014), “Industry 4.0: the new industrial
revolution, how Europe will succeed”, March 2014.
của từng DN, ngành, lĩnh vực. Việc khai thác và sử
dụng các thành tựu về KHCN của các nước tiên tiến
cũng có phần còn hạn chế. Hạn chế về khả năng
ứng dụng công nghệ đang được xem là rào cản
lớn nhất đối với yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế phát
triển theo hướng CNH, HĐH. Trình độ phát triển
KHCN hiện nay của Việt Nam còn khoảng cách so
với nhiều nước trong khu vực, đồng thời chênh lệch
cũng ngày càng tăng nếu không tận dụng tốt các cơ
hội từ CMCN 4.0.
Sáu là,
khu vực nhà nước được xác định là vai trò
chủ đạo của nền kinh tế, trong phát triển công nghiệp
song hiệu quả hoạt động còn thấp, năng lực cạnh
tranh kém, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với
nguồn lực nắm giữ (quy mô vốn, tài sản), chưa phát
huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực được nhà nước, xã
hội giao, vẫn còn một số DN, tập đoàn, tổng công ty
sản xuất kém hiệu quả, thua lỗ.
Một số định hướng giải pháp
Sự dịch chuyển tất yếu từ số hóa đơn giản (cuộc
CMCN lần thứ 3) sang sự sáng tạo dựa trên sự kết
hợp giữa các công nghệ (cuộc CMCN 4.0) đang đặt
mỗi quốc gia trước yêu cầu phải từng bước hoàn
thiện để thích nghi. Tại Việt Nam, để sẵn sàng và
chủ động trong CMCN 4.0, cần có sự phối kết hợp
mạnh mẽ giữa KHCN đối với các lĩnh vực trong xã
hội và đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính
then chốt, đột phá. Theo đó, trong thời gian tới cần
tập trung vào một số giải pháp như:
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh
vực tài chính đảm bảo tính đồng bộ, công khai,
minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực
tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và các cam kết quốc tế nói chung, các
yêu cầu về phát triển công nghiệp nói riêng.
Thứ hai,
tăng cường hiệu quả, đa dạng hóa
nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển công
nghiệp, nhất là phát triển hạ tầng công nghiệp
thông qua thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các
thị trường tài chính theo chiều sâu trên cơ sở đa
dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên
thị trường tài chính; khuyến khích sự tham gia của
các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển cơ
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...106
Powered by FlippingBook