TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 32

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
31
nước nghèo lại có tỷ lệ áp dụng hình thức giảm thuế
suất và giảm trừ nghĩa vụ thuế cao nhất.
Xu hướng ưu đãi thuế hiện nay ở nhiều nước phát
triển và một số quốc gia khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương là áp dụng ưu đãi thuế nhằm khuyến
khích đầu tư phát triển công nghệ. Theo James
(2013), có tới 76% trong số 33 quốc gia thuộc Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được khảo sát
đã áp dụng ưu đãi thuế đối với nghiên cứu và phát
triển; tỷ lệ này ở 12 quốc gia khu vực Đông Á và
Thái Bình Dương là 83%. Áp dụng ưu đãi thuế nhằm
khuyến khích đổi mới công nghệ được lập luận là tạo
ra ngoại ứng tích cực và hiệu ứng lan tỏa đối với cả
nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Về lý thuyết, ưu đãi thuế áp dụng đối với các dự
án đầu tư được kỳ vọng tạo ra hiệu ứng tích cực đối
với toàn bộ nền kinh tế như ngành công nghệ cao hay
nghiên cứu khoa học. Lợi ích của ưu đãi thuế thường
được đề cập đến, bao gồm: Tạo thêm việc làm, phát
triển kinh tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tạo
ra hiệu ứng lan tỏa, song việc lượng hóa các lợi ích
này là không đơn giản (James, 2013). Cần lưu ý là ưu
đãi thuế cũng tạo ra những chi phí cho xã hội. Chi
phí có thể thấy là ưu đãi thuế làm giảm nguồn thu
cho ngân sách, do vậy ưu đãi thuế còn được gọi là chi
tiêu ngân sách qua thuế.
Trên thực tế, việc đánh giá chi phí của áp dụng
ưu đãi thuế thường dễ thực hiện hơn là đánh giá lợi
ích do ưu đãi thuế mang lại. Nghiên cứu của Tanzi
và Zee (2000) về hệ thống thuế ở các quốc gia đang
phát triển, nơi áp dụng khá phổ biến chính sách ưu
đãi thuế đã kết luận rằng, hiệu quả của chính sách ưu
đãi thuế đối với đầu tư là chưa rõ ràng bởi vì quyết
định đầu tư vào một quốc gia tùy thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó ưu đãi thuế chỉ là một trong các yếu
tố có vai trò không lớn. Kết quả điều tra của UNIDO
(2011) về hiệu quả của các yếu tố ảnh hưởng đến đầu
tư cũng cho thấy, ổn định kinh tế, ổn định chính
trị, chi phí nguyên liệu, thị trường nội địa, chi
phí lao động, tính minh bạch của khung pháp
lý tại quốc gia tiếp nhận đầu tư được đánh giá
cao hơn ưu đãi thuế.
Chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam
Để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước
ngoài, trong những năm qua, Việt Nam đã thực
hiện chính sách “trải thảm đỏ” kêu gọi thu
hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều chính sách,
khuyến khích, ưu đãi đầu tư, trong đó có chính
sách ưu đãi về thuế. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ
sung, chính sách ưu đãi thuế hiện nay gồm các
hình thức sau:
Thứ nhất, áp dụng thuế suất ưu đãi.
- Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp
dụng đối với các khoản thu nhập từ thực hiện dự án
đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội đặc
biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao, kể cả
khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.…
- Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt
động áp dụng đối với một số hoạt động nông nghiệp,
diêm nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp, phần
thu nhập hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và
môi trường, giám định tư pháp, phần thu nhập của
hoạt động xuất bản của nhà xuất bản theo quy định
của Luật Xuất bản.
- Thuế suất 15% đối với thu nhập của DN từ trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp
và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm áp
dụng đối với: Thu nhập của DN từ thực hiện dự án
đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn; Phát triển ngành nghề truyền thống (bao
gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền
thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến
nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa). DN
thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa
bàn ưu đãi thuế quy định tại khoản này kể từ ngày
01/01/2016 áp dụng thuế suất 17%.
Thứ hai, ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế.
- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp
trong 09 năm tiếp theo đối với trường hợp áp dụng
thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại một số
địa bàn theo quy định; thu nhập của DN từ thực hiện
dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện
tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc
HÌNH 2: CHI NGÂN SÁCH QUA THUẾ
Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Nguồn: James (2013)
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...129
Powered by FlippingBook