TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 34

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
33
sách ưu đãi thuế của Việt Nam tương đối phức tạp
do phạm vi ưu đãi (ưu đãi theo lĩnh vực và ưu đãi
theo địa bàn, quy mô vốn) được quy định trong Luật
Đầu tư 2014 là khá rộng. Nghị định số 118/NĐ-CP
ngày 18/11/2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư,
trong đó đã quy định cụ thể điều kiện ưu đãi thuế
theo lĩnh vực và theo địa bàn. Theo đó, có 30 lĩnh vực
khuyến khích đầu tư và 27 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi
đầu tư được hưởng ưu đãi về đầu tư, trong đó có ưu
đãi về thuế. Về địa bàn, chính sách ưu đãi thuế được
áp dụng đối với địa bàn ưu đãi đầu tư, bao gồm cả
các huyện, thị xã của 53 tỉnh trong số 63 tỉnh, thành
phố trong cả nước. Ngoài ra, khu công nghệ cao, khu
kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất được thành
lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng
thuộc diện áp dụng chính sách ưu đãi thuế. Hiện tại,
có hơn 300 loại khu như vậy được hưởng ưu đãi thuế
với các hình thức khác nhau.
Bên cạnh đó, còn có nhiều hình thức ưu đãi thuế
gián thu khác như ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu. Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu năm 2016, có 23 trường hợp được hưởng ưu
đãi về miễn thuế, mở rộng hơn so với Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005. Trong số 23 trường
hợp được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
trong đó có cả các trường hợp thuộc thẩm quyền
quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong chính
sách thuế GTGT, cũng có nhiều loại hàng hóa, dịch
vụ không chịu thuế hoặc được áp dụng mức thuế
suất thấp 5%...
Kết luận và gợi ý chính sách
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay
gắt, để theo đuổi mục tiêu tiếp tục tăng trưởng nhanh
và bền vững thì khuyến khích phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN là nhu cầu tất yếu. Các
nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, quyết định
đầu tư của DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị và
duy trì môi trường thể chế lành mạnh là những yếu
tố quan trọng nhất; chính sách ưu đãi thuế chỉ là một
trong số các yếu tố khác mà nhà đầu tư xem xét đến
khi đưa ra quyết định đầu tư. Ưu đãi thuế không chỉ
có những mặt tích cực mà còn có những hạn chế nhất
định. Vì vậy, để cải thiện hiệu quả chính sách ưu đãi
thuế, nghiên cứu của Oxfam do Trương và Lê (2017)
thực hiện đã đưa ra một số gợi ý:
Một là,
Việt Nam cần nghiên cứu giảm việc áp
dụng hình thức ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm
thuế. Hình thức ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm
thuế đã hoàn toàn bị bãi bỏ ở các nước phát triển
và hiện nay các nước OECD chỉ áp dụng hình thức
giảm trừ thuế hoặc khấu hao nhanh do đây là các
hình thức ưu đãi có mục tiêu cụ thể và hiệu quả nhất
(Ngân hàng Thế giới, 2014).
Hai là,
thủ tục hành chính cho việc xem xét, quyết
định ưu đãi thuế cần đơn giản và minh bạch hơn.
Trong 5 năm tới, cần tiếp tục tập trung các chính sách
ưu đãi thuế trong các luật thuế để tạo thuận lợi cho
công tác quản lý và thực thi chính sách, qua đó giảm
chi phí tuân thủ.
Ba là,
Việt Nam cần thực hiện phân tích chi phí -
lợi ích của ưu đãi thuế một cách thận trọng và mang
tính dài hạn trước khi ban hành và sau khi thực hiện,
bao gồm cả khía cạnh xã hội lẫn bình đẳng giới. Khi
rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế cần thực
hiện phân tích chi phí - lợi ích trong cả ngắn hạn
và dài hạn. Việc ban hành chính sách ưu đãi thuế
cũng cần đặc biệt tính đến tác động thu ngân sách,
đặc biệt là trong bối cảnh thu ngân sách đang có xu
hướng giảm.
Ngoài ra, cần rà soát lại toàn bộ các quy định pháp
lý về ưu đãi thuế được quy định trong các luật khác
ngoài luật thuế để đảm bảo tính nhất quán trong ưu
đãi. Chính phủ cũng cần yêu cầu các địa phương
thực hiện thống kê đầy đủ ưu đãi đã áp dụng cho
các DN để cung cấp cái nhìn toàn cảnh về ưu đãi cho
DN hiện nay.
Chính sách ưu đãi thuế có thể có tác dụng khuyến
khích DN nhưng không phải là giải pháp tốt nhất
bởi ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường thể chế lành
mạnh là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự
thành công của DN. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện
cải cách thể chế, minh bạch và nâng cao trách nhiệm
giải trình trong việc thực hiện ưu đãi với DN, trong
đó có ưu đãi thuế. Điều này cho phép nâng cao lòng
tin của DN với Nhà nước và sẽ là điều kiện cho hoạt
động đầu tư dài hạn của DN.
Tài liệu tham khảo
1. Trương Bá Tuấn và Lê Quang Thuận (2016), Báo cáo đánh giá chính sách ưu
đãi thuế ở Việt Nam – Oxfam Vietnam;
2. Boonnyarat, M (2014), “Achieving effective and efficient policy of tax
incentives”, Proceedings of the Asia Tax Forum 2014, Hanoi, May 7-8;
3. International Monetary Fund (IMF) (2014), "Vietnam Article IV", IMF,
Washington DC;
4. James, S. (2013), "Tax and non-tax incentives and investments: Evidence and
policy implications" FIAS, World Bank Group, Washington DC;
5. Pham, DM, Le, TM & Shukla GP (2011). "Legal framework for tax
administration", Shukla, GP, Pham, DM, Engleschalk, M & Le TM (ed.). Tax
Reform in Vietnam: Toward a More Efficient and Equitable Tax System, World
Bank, Washington DC;
6. Tanzi, V & Zee, H. (2000), “Tax policy for emerging markets and developing
countries", IMF Working Paper WP/00/35, IMF, Washington, DC.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...129
Powered by FlippingBook