TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 31

30
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
trên giá trị đầu tư vào chi phí trước khi tính thuế
hoặc vào số thuế phải nộp nhằm giảm nghĩa vụ
thuế phải thực hiện với nhà nước. Tín dụng thuế
thường được sử dụng khi Chính phủ muốn thúc
đẩy DN đầu tư vào một ngành nghề hay một
số lĩnh vực nhất định. Hai hình thức này là một
công cụ tốt hơn miễn thuế kỳ hạn khi cần đẩy
mạnh các hình thức đầu tư, đồng thời tạo ra sự
minh bạch hơn và dễ kiểm soát hơn.
- Cho phép tính chi phí cao hơn qua hình
thức như khấu hao nhanh - hình thức ưu đãi
thuế bằng cách cho phép DN được trích khấu
hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất hợp lý
được tính trừ cao hơn mức khấu hao cho phép
theo lịch trình thông thường. Hiệu quả của biện
pháp này là số thuế phải nộp được trì hoãn đẩy
lùi về những kỳ nộp thuế sau nhằm tạo điều kiện cho
DN có thêm nguồn vốn để đẩy nhanh tốc độ thay thế
tài sản vốn.
- Giảm gánh nặng lỗ: Lỗ của DN có thể được phân
bổ khấu trừ vào các năm tiếp theo để giảm thu nhập
tính thuế - giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) mà các DN phải nộp. Hình thức này được
xem như là hình thức hỗ trợ vốn cho các DN và có lợi
cho những dự án lớn đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên,
nó cũng gây ra những gánh nặng về quản lý và nếu
không có quy định đúng đắn về khấu hao có thể dẫn
đến giảm hiệu quả của hình thức ưu đãi này.
Chính sách ưu đãi thuế gián tiếp
Chính phủ sử dụng các hình thức chủ yếu là miễn
giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Các nước sử dụng hình thức miễn giảm thuế nhập
khẩu và thuế GTGT và trong một số trường hợp
cả thuế tiêu thụ đặc biệt cho các nhà đầu tư được
khuyến khích trong việc nhập khẩu máy móc hoặc
các nhà xuất khẩu đều hưởng thuế suất 0%, theo đó
được hưởng chế độ hoàn thuế GTGT.
Việc áp dụng chính sách ưu đãi có thể được quy
định trong luật thuế hoăc ở trong các luật khác liên
quan đến hoạt động của DN. Tại nhiều quốc gia
chính sách miễn giảm thuế được thực hiện cho các
DN hoạt động ở các khu kinh tế đặc biệt như đặc khu
kinh tế, khu chế xuất hay khu công nghệ cao… Mỗi
hình thức ưu đãi thuế đều có ưu và nhược điểm. Việc
lựa chọn hình thức nào là tùy thuộc vào thực tế mỗi
quốc gia và mỗi thời kỳ phát triển.
Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhìn từ thế giới
Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh toàn cầu về thu
hút vốn đầu tư, các quốc gia đã sử dụng nhiều công
cụ chính sách khác nhau, trong đó có chính sách thuế.
Các ưu đãi thuế lúc đầu chỉ là một trong những công
cụ chính sách khuyến khích đầu tư được thử nghiệm
ở một số quốc gia (chủ yếu dành cho thu hút đầu tư
nước ngoài), dần dần việc áp dụng chính sách ưu đãi
thuế đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước. Từ giai
đoạn những năm 1980 đến nay, ưu đãi thuế đã được
xem là công cụ linh hoạt và cần thiết để thực hiện
khuyến khích đầu tư ở nhiều quốc gia trên thế giới
(Zee, Stotsky và Ley, 2005).
Các quốc gia sử dụng đa dạng các hình thức ưu
đãi thuế. Trong số các hình thức ưu đãi thuế, việc
miễn, giảm thuế có thời hạn là hình thức được áp
dụng phổ biến nhất, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển. Theo nghiên cứu của James (2013), trong
số 12 quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình
Dương, có 92% các quốc gia áp dụng miễn giảm
thuế có thời hạn hoặc miễn thuế; có 72% các quốc
gia áp dụng hình thức giảm thuế suất thuế TNDN
và 67% các quốc gia áp dụng hình thức giảm trừ
nghĩa vụ thuế cho đầu tư. Gần đây, một số nước
phát triển đã bãi bỏ hình thức ưu đãi miễn, giảm
thuế có thời hạn do hình thức ưu đãi này không
hiệu quả đối với thu hút đầu tư (Ngân hàng Thế
giới, 2014a). Hiện nay, các nước phát triển chủ yếu
áp dụng hình thức ưu đãi thông qua giảm trừ thu
nhập chịu thuế theo đầu tư và giảm trừ trực tiếp
nghĩa vụ thuế (James, 2013).
Các quốc gia càng phát triển (thu nhập bình quân
đầu người cao) ít sử dụng các hình thức ưu đãi thuế.
Với các quốc gia này, ưu đãi thuế chủ yếu là dành
cho các dự án đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
(R&D). Nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình
chính là nhóm có tỷ lệ các quốc gia áp dụng các hình
thức ưu đãi thuế như miễn giảm thuế có thời hạn
(gần 90% quốc gia trong khảo sát có hình thức này),
ưu đãi qua các khu kinh tế đặc biệt cao nhất (hơn 80%
quốc gia trong nhóm này sử dụng). Ngược lại, các
HÌNH 1: TỶ LỆ % CÁC QUỐC GIA (THEO NHÓM THU NHẬP BÌNH QUÂN
ĐẦU NGƯỜI) THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC ƯU ĐÃI THUẾ
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của James (2013)
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...129
Powered by FlippingBook