TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 33

32
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
đặc biệt khó khăn.
- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp
trong 05 năm tiếp theo đối với thu nhập của DN từ
thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa
thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt
khó khăn.
- Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp
trong 4 năm tiếp theo đối với: Thu nhập từ thực hiện
dự án đầu tư mới tại địa bàn hoặc lĩnh vực theo quy
định; Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư
mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm
trên địa bàn có điều kiện thuận lợi).
Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục
từ năm đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế từ dự án
đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp DN
không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu, kể từ
năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì
thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ
tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
DN cần phải đáp ứng một số nguyên tắc để được
hưởng ưu đãi thuế như: Các ưu đãi về thuế thu nhập
DN chỉ áp dụng đối với DN thực hiện chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập DN theo
kê khai; Trong cùng một kỳ tính thuế, nếu có một
khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế
thu nhập DN ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm
thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì DN tự lựa
chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế thu
nhập DN có lợi nhất.
Việt Nam cũng có những quy định về kéo dài ưu
đãi thuế với các DN có quy mô lớn và công nghệ cao
hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư. Cụ thể là các dự
án đáp ứng một trong các tiêu chí: Sản xuất sản phẩm
hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu
đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau 5 năm kể
từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư; Sử dụng thường
xuyên bình quân trên 6.000 lao động…
Ngoài các chính sách ưu đãi thuế hiện hành, do
giai đoạn những năm trước đây, nhất là những năm
1990, Việt Nam có nhiều quy định về ưu đãi thuế
ở các luật khác như: Luật Đầu tư nước ngoài, Luật
khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Khoa học công
nghệ… nên nhiều DN ở Việt Nam còn tiếp tục được
hưởng các ưu đãi thuế (còn thời hiệu) theo quy định
trong các bộ luật này.
Những vấn đề đặt ra
Việc đổi mới chính sách thuế theo hướng ưu
đãi, khuyến khích đầu tư nói chung và đầu tư nước
ngoài nói riêng trong thời gian qua đã góp phần khơi
thông nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
và có những thành công trong việc thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Tuy
nhiên, chính sách ưu đãi thuế cho DN cũng đặt ra
nhiều vấn đề:
Thứ nhất,
tác động của ưu đãi thuế đối với việc
phân bổ nguồn lực trong đầu tư còn hạn chế, chưa
thu hút được vốn đầu tư vào các địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Số liệu thống kê
cho thấy, các DN vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ
tầng thuận lợi như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Vũng Tàu, Hải Phòng, Hưng Yên, Bình Dương,
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... chiếm gần 70% số dự án và
tổng vốn đầu tư cả nước. Trong khi đó, các tỉnh miền
núi, vùng sâu, vùng xa như Tây Bắc, Tây Nguyên...
chỉ chiếm gần 10% tổng vốn đầu tư cả nước. Nông
nghiệp chiếm khoảng 15,5% GDP cả nước năm 2016,
song tỷ trọng đầu tư trong ngành Nông nghiệp chỉ
chiếm gần 6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tổng cục
Thống kê, 2016). Hầu hết vốn FDI tập trung vào lĩnh
vực chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản.
Như vậy, chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích
các DN đầu tư vào những vùng kém phát triển, vùng
sâu, vùng xa, vào những ngành công nghiệp công
nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động... vẫn
chưa đạt được mục đích.
Thứ hai,
một số hình thức ưu đãi thuế đang trở
thành “kẽ hở” để DN lợi dụng, trốn thuế. Các thủ
đoạn DN lợi dụng sự ưu đãi của chính sách để trốn
thuế như: Thành lập DN mới để hưởng ưu đãi thuế,
hết thời hạn ưu đãi lại giải thể và thành lập DN khác
nhằm kéo dài thời hạn được miễn giảm thuế; Chuyển
thu nhập từ dự án không hưởng ưu đãi sang dự án
hưởng ưu đãi; Cố tình tạo ra các dự án đầu tư mới
mang tính ngắn hạn, kém hiệu quả để được hưởng
lợi từ ưu đãi hoàn thuế cho khoản lợi nhuận được sử
dụng để tái đầu tư...
Thứ ba
, ưu đãi thuế tạo ra gánh nặng cho ngân
sách. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới do Pham,
Le & Shukla (2012) thực hiện cho thấy, chính sách ưu
đãi thuế ở Việt Nam khá cao so với các quốc gia đang
phát triển. Ưu đãi thuế cao cũng đồng nghĩa với chi
phí cơ hội cao về thất thu ngân sách. Theo Quỹ Tiền
tệ quốc tế - IMF (2014), việc mở rộng chính sách ưu
đãi thuế là một trong những nguyên nhân dẫn đến
giảm mức độ huy động ngân sách của Việt Nam.
Năm 2014, số giảm thu ngân sách do áp dụng chính
sách ưu đãi thuế TNDN và thu nhập cá nhân theo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật
thuế ước khoảng 2.500 tỷ đồng, tương đương 1,85%
thu ngân sách từ thuế TNDN (trừ dầu thô) năm 2014.
Thứ tư,
theo nghiên cứu của Oxfam (2016), chính
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...129
Powered by FlippingBook