TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 30

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
29
trước mắt về vốn cho doanh nghiệp (DN), khuyến
khích phát triển DN…
Về mặt lý thuyết có nhiều hình thức ưu đãi thuế
khác nhau có thể chia làm 2 nhóm chính là ưu đãi
thuế trực tiếp và ưu đãi thuế gián tiếp.
Các hình thức ưu đãi thuế trực tiếp
- Áp dụng thuế suất ưu đãi: Với hình thức này,
Chính phủ có thể giảm mức thuế suất thuế thu nhập
DN tạm thời hoặc vĩnh viễn cho một số hoạt động cụ
thể để khuyến khích phát triển một số lĩnh vực nhất
định và các chi phí về số thu minh bạch hơn. Tuy
nhiên, việc phân định và quản lý lợi nhuận nào đạt
tiêu chuẩn được hưởng mức thuế suất thấp thường
rất khó khăn và thường tạo cơ hội tránh thuế do các
DN phải chịu thuế suất cao đã chuyển lợi nhuận
sang các DN chịu thuế thấp hơn qua phương thức
chuyển giá.
- Ưu đãi về thời gian miễn thuế và giảm thuế: Đây
là hình thức ưu đãi thuế phổ biến nhất. Hình thức
này đơn giản, dễ thực hiện đối với DN và cơ quan
thuế, tuy nhiên, nếu thời kỳ ưu đãi kéo dài - sẽ tăng
áp lực cho thu ngân sách. Ngược lại, nếu thời gian
ưu đãi ngắn - chỉ thu hút được các dự án ngắn hạn
và dễ gây nên tình trạng chuyển vốn sang đầu tư ở
một nước khác để hưởng thời kỳ ưu đãi thuế mới.
Mặt khác, áp dụng hình thức này có thể gây ra hiện
tượng trốn thuế (các công ty mới sẽ được thành lập
để hưởng thời kỳ ưu đãi thuế mới thay vì mở rộng
đầu tư).
- Giảm trừ nghĩa vụ thuế phải nộp qua chiết khấu
đầu tư và tín dụng thuế so với miễn thuế kỳ hạn:
Khấu trừ thuế với chi phí đầu tư là hình thức ưu đãi
thông qua việc quy định cho phép DN thực hiện đầu
tư được khấu trừ bổ sung một tỷ lệ nhất định tính
Khái quát về các hình thức ưu đãi thuế
đối với doanh nghiệp
Ưu đãi thuế được hiểu là hình thức mà một quốc
gia, một vùng lãnh thổ, một khu vực hành chính thuế
dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt về
thuế cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế hơn so với
các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc khu vực hành chính
thuế khác khi đáp ứng được những điều kiện nhất
định của chính sách ưu đãi. Mục tiêu của ưu đãi thuế
là nhằm thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển ngành,
vùng, lĩnh vực, khuyến khích xuất khẩu, sử dụng lao
động, tạo công ăn việc làm cho người lao động hoặc
để giải quyết những khó khăn tạm thời, cấp bách
ƯUĐÃI THUẾ CHODOANHNGHIỆP:
KINHNGHIỆMCÁC NƯỚC VÀ THỰC TIỄNVIỆT NAM
PGS., TS. VŨ SỸ CƯỜNG *
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã thực hiện nhiều bước cải cách quan trọng để chuyển đổi nền kinh
tế. Cùng với quá trình đổi mới, hệ thống thuế của Việt Nam đã trải qua những bước cải cách quan
trọng. Bài viết khái quát về các hình thức ưu đãi thuế, kinh nghiệm thế giới trong việc sử dụng ưu
đãi thuế nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời phân tích, đưa ra các
đề xuất góp phần hoàn thiện hơn chính sách ưu đãi thuế với doanh nghiệp của Việt Namhiện nay.
Từ khóa: Chính sách thuế, kinh nghiệm, thuế, tài chính, kinh tế
BUSINESS TAX INCENTIVES:
GLOBAL EXPERIENCE AND PRACTICE IN VIETNAM
Since 1986, Vietnam has taken important
reforms to shift its economy. Together with the
national economic renovation, the tax system
of Vietnam has also been undergone significant
reforms. This article reviews tax incentives
and global experience in applying tax
incentive to encourage business investments.
Simultaneously, the paper also recommends
measures to improve the tax incentive policy
towards Vietnamese businesses.
Keywords: Tax policy, experience, tax, finance, economics
Ngày nhận bài: 14/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 29/6/2018
Ngày duyệt đăng: 3/7/2018
*Email:
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...129
Powered by FlippingBook