TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 44

43
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
sự tham gia của Bộ trưởng, Thứ trưởng các nước
thành viên, Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới tại khu
vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong PEMNA,
KBNN được đánh giá là một trong số các thành
viên tích cực, thường xuyên đóng góp, trình bày,
thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu
của T-CoP. Năm 2013, KBNN đã được Bộ Tài
chính và PEMNA giao chủ trì tổ chức Hội nghị
của T-CoP về chủ đề Tổng hợp báo cáo tài chính
khu vực công tại Hà Nội và đã thu được nhiều
kết quả tốt đẹp.
Hình thức thứ năm,
tổ chức các hoạt động nghiên
cứu khảo sát, đào tạo ở nước ngoài nhằm mở rộng
quan hệ và nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức KBNN. Theo
hình thức này, KBNN đã phối hợp với các đơn vị
của Bộ Tài chính, Dự án Cải cách quản lý Tài chính
công tổ chức các đoàn khảo sát nghiệp vụ về lĩnh
vực kế toán nhà nước, phát hành trái phiếu chính
phủ, quản lý ngân quỹ chính phủ tại nhiều nước
như: Anh, Cộng hòa Séc, Đức, Nam Phi, Canada,
Australia, Newzealand, Malaysia... để tìm hiểu về
mô hình tổ chức các hoạt động nghiệp vụ ngân quỹ,
kế toán nhà nước.
Năm 2014, KBNN phối hợp với Viện Đào tạo
quốc tế (Học viện Tài chính) hợp tác với Đại học
Victoria Wellington của New Zealand mở lớp đào
tạo tiếng Anh cho 32 cán bộ KBNN kéo dài 6 tháng
tại Hà Nội và tổ chức thi cấp chứng chỉ quốc tế về
tiếng Anh. Với sự nỗ lực cố gắng học tập của 32 cán
bộ đến từ KBNN, KBNN một số tỉnh, thành phố,
các học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo
tiếng Anh tại Việt Nam và đủ trình độ tiếng Anh
để tham gia khóa đào tạo tại nước ngoài. Tháng
10/2014, KBNN đã cử 32 cán bộ này tham gia khóa
đào tạo ngắn hạn tại New Zealand về nghiệp vụ
quản lý ngân quỹ và tổng kế toán nhà nước kéo dài
khoảng 4 tháng.
Định hướng hợp tác quốc tế
của Kho bạc Nhà nước thời gian tới
Để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác
quốc tế và đối ngoại, KBNN đặt mục tiêu hợp
tác quốc tế trong thời gian tới là chủ động và tích
cực thực hiện hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực kho bạc, nhằm đáp ứng yêu cầu
hiện đại hóa hoạt động kho bạc và hội nhập quốc
tế; Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
và khu vực; chia sẻ kinh nghiệm quản lý nghiệp
vụ kho bạc với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Cụ thể:
Thứ nhất,
nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác và tận
dụng tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế.
Triển khai có hiệu quả Chương trình hỗ trợ, phân
tích và tư vấn về quản lý tài chính công (Chương
trình AAA) cho giai đoạn 2016-2020, bao gồm các đề
án do KBNN chủ trì cũng như các đề án dó các đơn
vị thuộc và trực thuộc Bộ chủ trì.
Tiếp tục đề nghị Ngân hàng Thế giới và Quỹ
Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ cử chuyên gia hoặc nguồn
kinh phí để thuê chuyên gia quốc tế giúp KBNN
hoàn thiện cơ sở pháp lý và triển khai tổ chức
công tác quản lý ngân quỹ và tổng kế toán nhà
nước theo lộ trình triển khai hai đề án này; Mở
rộng sự trợ giúp sang lĩnh vực quản lý và đào tạo
phát triển nguồn nhân lực KBNN và khai thác,
tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin
của KBNN về các lĩnh vực khác như kiểm soát chi,
kiểm soát cam kết chi... Đặc biệt, cần tìm kiếm các
nguồn tư vấn và hỗ trợ để đánh giá kết quả triển
khai Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020,
xác định mô hình, kiến trúc tổng thể KBNN giai
đoạn sau năm 2020.
Thứ hai,
tham gia một cách chủ động và nâng cao
hiệu quả các hoạt động trong khuôn khổ Cộng đồng
hành nghề Kho bạc thuộc PEMNA.
KBNN cần tham gia một cách chủ động, tích cực
hơn nữa vào hoạt động của PEMNA nói chung và
T-CoP nói riêng. Ngoài việc tham gia đầy đủ các
hoạt động được PEMNA tổ chức hàng năm, KBNN
chủ động đề xuất các nội dung có nhu cầu tìm hiểu
và các nước thành viên có thế mạnh về lĩnh vực
nghiệp vụ liên quan. Ví dụ như kinh nghiệm quản
lý ngân quỹ của Malaysia, Indonesia, kinh nghiệm
tổ chức kế toán khu vực công và hệ thống CNTT của
Hàn Quốc... để bổ sung vào chương trình hoạt động
của PEMNA; Tổ chức các đoàn nghiên cứu khảo sát
tại các nước này hoặc đề nghị cử chuyên gia hỗ trợ
chuyên sâu cho KBNN.
Cùng với đó, KBNN tiếp tục duy trì và mở rộng
mối quan hệ song phương với các nước thành viên
nhằm học tập và trao đổi kinh nghiệp về các hoạt
động nghiệp vụ, cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của
các tổ chức quốc tế trong quá trình thúc đẩy phát
triển PEMNA. Chủ động đề xuất với Bộ Tài chính,
Ban Lãnh đạo PEMNA và T-CoP tổ chức các hội
thảo chuyên đề tại Việt Nam. Phấn đấu từ nay đến
năm 2020 KBNN chủ trì hoặc phối hợp với các đơn
vị thuộc Bộ Tài chính tổ chức được một số hội thảo
chuyên đề của T-CoP và một Hội nghị toàn thể của
PEMNA.
Thứ ba,
nâng cao hiệu quả tham gia Hiệp hội Kho
bạc quốc tế (AIST).
Thời gian tới, KBNN sẽ chủ động tham gia các
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...129
Powered by FlippingBook