Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 10

12
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
mấy tích cực mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp
và thực tế cũng có một số lý giải cho hành vi này
của giới đầu tư.
Thứ nhất,
tín dụng tăng mạnh cho
thấy các ngân hàng đang dịch chuyển nguồn vốn
từ đầu tư trái phiếu sang các hoạt động tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam năm 2015 đạt
17,17% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2011.
Thứ
hai,
các nhà đầu tư trái phiếu thường quan tâm hơn
tới trái phiếu ngắn hạn với thanh khoản cao và rủi
ro thấp, nhưng trái phiếu này đã không được phép
chào bán theo quyết định của Quốc hội. Nguồn
cung trái phiếu dài hạn cao, nhưng cầu thì lại rất
thấp, khiến tổng thể thanh khoản của thị trường
trái phiếu thứ cấp thấp. Tháng 12/2015, trái phiếu
ngắn hạn được chào thầu trở lại trên thị trường sơ
cấp với nguồn cung lớn. Tuy nhiên, các thành viên
của thị trường sơ cấp đã không bán lại trái phiếu
này trên thị trường thứ cấp.
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường trái phiếu
thứ cấp Việt Nam nằm ở hình thức giao dịch, là
giao dịch outright và giao dịch repo. Theo đó, trong
năm 2015, giao dịch outright vẫn tiếp tục chiếm ưu
thế trên thị trường thứ cấp, chiếm 67% tổng khối
lượng giao dịch (623.523 tỷ đồng). Trong khi đó,
giao dịch repo chỉ chiếm 33%, đóng góp 306.971 tỷ
đồng. Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh giao dịch trên
thị trường đã được chi tiết thông qua Quyết định
số 46/2008/QĐ-BTC nhưng cho đến nay, tính thanh
khoản và tình hình diễn biến giao dịch repo không
mấy sôi động.
Phạm vi nhà đầu tư còn nhỏ và chưa có nhà
tạo lập thị trường
Tồn tại này biểu hiện ở nền tảng nhà đầu tư
trên thị trường chưa đa dạng, khi mà đến hết năm
2015, khối ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng
giao dịch trên 80%, chủ yếu với nguồn vốn ngắn
hạn, do đó việc cân đối để đầu tư trái phiếu tại các
kỳ hạn dài là hết sức khó khăn. Điều này khiến
cho diễn biến thị trường trái phiếu của Việt Nam
phụ thuộc vào “sức khoẻ” của thị trường ngân
hàng. Trong khi đó, khối lượng sở hữu trái phiếu
của công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hay
công ty chứng khoán cũng tăng theo thời gian, tuy
nhiên vẫn không thể so sánh với thế áp đảo của hệ
thống ngân hàng.
Sự thamgia của các nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế
Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng
trên thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2015.
Hiện lượng trái phiếu mà khối ngoại nắm giữ ước
chưa đến 500 triệu USD. Điều này không hẳn vì
nhà đầu tư ngoại “chê” trái phiếu Việt Nam, bởi
Thực trạng thị trường trái phiếu của Việt Nam
và những tồn tại
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, năm 2015, dư nợ
toàn thị trường trái phiếu đạt 994.500 tỷ đồng, trong
đó dư nợ trái phiếu chính phủ đạt 678.600 tỷ đồng,
bằng 15,76%GDP (năm 2014 là 13,84%GDP), lớn hơn
rất nhiều so với trái phiếu chính phủ bảo lãnh và cả
trái phiếu chính quyền địa phương. Tổng khối lượng
phát hành trái phiếu chính phủ trong năm 2015 đạt
khoảng 255.000 tỷ đồng (tăng 9% so với 2014). Bên
cạnh sự tăng trưởng nhất định về mặt khối lượng,
thì thị trường trái phiếu cũng đã được ghi nhận với
những chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn - bình quân đạt
7,1% năm, tăng 2,15% năm so với năm 2014. Ngoài
ra, theo thống kê từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà
Nội (HNX), khối lượng giao dịch trái phiếu Chính
phủ niêm yết trên thị trường thứ cấp năm 2015 đạt
gần 3.700 tỷ đồng/phiên (tăng gần 3% so với năm
2014). Tuy nhiên, thị trường trái phiếu Việt Nam về
quy mô so với GDP vẫn còn rất nhỏ so với các nước
khác trên khu vực và thế giới, tiềm năng tăng trưởng
là có nhưng phải chờ vào cách thức hoá giải ở tương
lai trong quá trình vận hành và đối mặt với những
thách thức tồn tại trên thị trường.
Thị trường trái phiếu của Việt Nam thực tế có
được sự tăng trưởng nhanh nhưng thiếu tính bền
vững. Ở đó, tỷ lệ phát hành của trái phiếu chính
phủ là vượt trội hơn rất nhiều so với trái phiếu
DN, điều này là điển hình cho hạn chế lớn nhất
của thị trường trái phiếu Việt Nam - sự nghèo nàn
về sản phẩm, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu
đa dạng của nhà đầu tư. Thêm vào đó, các trái
phiếu DN này sau khi phát hành thường khó giao
dịch trên thị trường thứ cấp, cũng như chưa có
căn cứ khoa học và đồng nhất cho việc xác định lãi
suất trái phiếu khi phát hành. Nguyên nhân xuất
phát từ việc các quy định pháp luật dành cho trái
phiếu DN còn tương đối sơ sài và chưa có hỗ trợ
về mặt cơ chế chính sách cho tổ chức phát hành,
cũng như các nhà đầu tư để phát triển thị trường;
do phải “chờ” thị trường trái phiếu chính phủ,
bởi lẽ, thị trường trái phiếu chính phủ hoạt động
ổn định thì mới có các thông số tham chiếu (lãi
suất, kỳ hạn...) cho thị trường trái phiếu DN. Hiện
tại, để phát triển thị trường trái phiếu DN, Bộ Tài
chính đang sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2011/
NĐ-CP về phát hành trái phiếu DN, hướng tới
chuẩn hoá thị trường này từ năm 2017.
Thị trường trái phiếu thứ cấp và repo kém sôi động
Trong thời gian vừa qua, các nhà đầu tư không
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...97
Powered by FlippingBook