Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
9
Việt Nam-Khối EFTA (Thụy Sỹ, Nauy, Iceland và
Liechtenstein), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện
khu vực giữa ASEAN với 6 nước đối tác (RCEP) và
FTA ASEAN-Hồng Kông.
Năm 2015 cũng chứng kiến sự chủ động, tích cực
của ngành Tài chính trong các hoạt động hợp tác tài
chính khu vực ASEAN, ASEAN+3, APEC, Hội nghị
cấp cao Đông Á (EAS) và G20; Tích cực triển khai xây
dựng phương án đàm phán, phương án kết thúc các
hiệp định thương mại tự do; Tiếp tục rà soát, chuyển
đổi biểu thuế và triển khai Thông tư ban hành Biểu
thuế cho các FTA. Có thể nói, hoạt động đối ngoại,
hợp tác tài chính quốc tế đã góp phần tích cực trong
thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài; thu
hút có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức và các nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ cho
đầu tư phát triển đất nước; góp phần hoàn thiện về
chính sách và thể chế quản lý của ngành Tài chính
trên các lĩnh vực như thuế, hải quan, quản lý giá, phát
triển thị trường vốn và các chính sách tài chính khác.
Hội nhập tài chính góp phần thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế và cải cách kinh tế trong nước thông
qua việc thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế,
chuyển đổi cơ cấu ngành, vùng. Số liệu của Tổng cục
Hải quan cho thấy, xét về thương mại hàng hóa, các
đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương
mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và
tỷ trọng cao trên tổng số liệu thương mại với thế giới
của Việt Nam hàng năm. Thương mại của Việt Nam
với các đối tác đã và đang đàm phán luôn chiếm trên
80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam.
Năm 2015, mức độ tự do hóa thuế quan của Việt
Nam với các đối tác FTA đã ở mức khá cao: Trong
Chủ động hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế
Hợp tác tài chính quốc tế đã giúp khai thác tối đa
và có chọn lọc những kết quả hợp tác và tăng cường
thu hút, vận động và sử dụng có hiệu quả những
nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để phục vụ cho quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế và đầu tư phát triển đất
nước, góp phần hiện đại hóa ngành Tài chính, hoàn
thiện thể chế và chính sách tài chính, cải cách thủ tục
hành chính, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ
tài chính. Việc đa dạng hóa và tăng cường hiệu quả
các hình thức hợp tác tài chính đã đáp ứng kịp thời
các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hợp tác tài
chính khu vực là trọng tâm của chiến lược hợp tác
tài chính quốc tế, từ đó hình thành cầu nối giữa Việt
Nam với từng nước trong khu vực, tiến tới thiết lập
một cơ chế hợp tác tài chính bền vững và hiệu quả
với các tổ chức tài chính quốc tế trong dài hạn…
Năm 2015, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong
đàm phán và ký kết các FTA mới với các đối tác.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, tính đến hết
năm 2015, Việt Nam đã ký kết 10 FTA song phương
và đa phương. Hai Hiệp định quan trọng với đối tác
Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đã tuyên bố kết
thúc đàm phán là Hiệp định Việt Nam - EU (ngày
02/12/2015) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương - TPP (ngày 05/10/2015) tiếp tục đánh dấu
mốc hội nhập quan trọng kể từ khi gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và là động lực để thúc
đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường
thương mại hai chiều giữa Việt Nam với EU và Hoa
Kỳ, cải thiện thể chế chính sách… Hiện Việt Nam
đang triển khai đàm phán 3 FTA khác gồm: FTA
BÀNTHÊMVỀ HỘI NHẬPVÀHỢP TÁC TÀI CHÍNHQUỐC TẾ
TRONG GIAI ĐOẠNMỚI
ThS. LÊ THỊ HƯƠNG
- Đại học Quốc gia Hà Nội,
TỐNG KHÁNH LINH
- Học viện Tài chính
Năm 2016, trong bối cảnh c c Hiệp định Thương mại tự do - FTA được triển khai mạnh mẽ,
đồng thời chuẩn bị thực hiện cam k t trong c c FTA th hệ mới, ti n trình hội nhập kinh t
quốc t của Việt Nam nói chung và hội nhập tài ch nh nói riêng dự b o cũng sẽ triển khai
mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện hơn.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...97
Powered by FlippingBook