Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 4

6
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Đánh giá tác động của chính sách tài khóa đối
với nền kinh tế Việt Nam
Chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp
của Chính phủ đến hệ thống thuế và chi tiêu của
Chính phủ nhằm đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô
như: tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, ổn
định giá cả. Một chính sách tài khóa tốt phải đạt
3 mục tiêu: Đúng lúc; Đúng mục tiêu và Kịp thời.
Phương pháp để đánh giá trạng thái tài khóa ảnh
hưởng đến kinh tế có đáp ứng được các mục tiêu
kể trên hay không mà hiện nay được nhiều nhà
kinh tế và Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) sử dụng
là đo lường xung lực tài khóa đối với sản lượng/
GDP trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu
xung lực tài khóa dương (hay âm) hàm ý trạng
thái tài khóa mở rộng (thu hẹp) hơn so với năm
trước. Khi trạng thái tài khóa thay đổi, sẽ làm
thay đổi xung lực tài khóa, và làm thay đổi chu
kỳ kinh tế.
Phương pháp này cho thấy những nhà hoạch
định có đưa ra chính sách tài khóa đúng lúc và hợp
lý hay không. Để đánh giá tác động của chính sách
tài khóa đến kinh tế, tác giả sử dụng phương pháp
đo lường xung lực tài khóa đối với sản lượng/GDP
trong một khoảng thời gian từ năm 1991-2015 (số
liệu năm 2015 là số ước tính từ Tổng cục Thống kê).
Tính toán xung lực chính sách tài khóa tác giả
dựa theo công thức và phương pháp tính toán của
Heller và cộng sự (1986), Chalk (2002). Để tính
xung lực, trước hết cần dùng bộ lọc HP (Hodrick-
Prescott) để tính toán năm cơ bản (là năm mà
chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng và thực tế
bằng không). Bộ lọc HP là một công cụ áp dụng
lý thuyết chu kỳ kinh tế dùng trong kinh tế vĩ mô.
Bộ lọc HP dùng kỹ thuật loại bỏ dao động ngắn
hạn có liên quan đến các chu kỳ kinh doanh có xu
hướng lâu dài.
Hình 4 cho thấy năm cơ bản được chọn là các
năm 1998 hoặc năm 2010, bài viết chọn năm cơ bản
toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh
xã hội; giảm nhanh tỷ lệ bội chi ngân sách từ mức
trên 6,8% năm 2007 giảm xuống còn khoảng 1,4%
vào năm 2008.
- Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới từ
năm 2009 đến nay:
Sau ảnh hưởng khủng hoảng
tài chính thế giới, Chính phủ đã thực hiện các
biện pháp quyết liệt nhằm chống suy giảm kinh
tế, ổn định vĩ mô. Giải pháp chủ yếu được áp
dụng là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các
gói kích cầu khác nhau: Gói kích cầu thứ nhất
được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000 tỷ đồng)
nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ; Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn
khoảng 8 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn
nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Mặc
dù, nguồn thu (thu từ nội địa, thu từ xuất nhập
khẩu) đều được cải thiện và tương đối ổn định,
song các gói kích cầu làm tỷ lệ bội chi ngân sách
trong giai đoạn này tiếp tục tăng cao (bình quân
5,17% trên 5% theo khuyến cáo của các tổ chức
tài chính quốc tế).
Nhìn chung, khi xem xét trong suốt giai đoạn
từ năm 1990 giữa Việt Nam so với các nước trong
khu vực cho thấy, Việt Nam luôn nới lỏng chính
sách tài khóa, được thể hiện qua các chỉ tiêu như
thâm hụt ngân sách/GDP luôn duy trì ở mức cao,
đặc biệt là từ sau thời kỳ khủng hoảng tài chính
năm 2008 đến nay. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so
với các nước trong khối ASEAN thì Việt Nam ở
mức cao khá gần với Malaysia và Ấn Độ. Bên
cạnh đó, Việt Nam luôn duy trì và gia tăng tỷ
lệ động viên thu ngân sách/GDP cao nhất trong
nhóm các nước so sánh (tỷ lệ bình quân của Việt
Nam từ 1997-2014 là 25,09%, trong khi quốc gia
cao nhất là Malaysia cũng chỉ ở mức trung bình
là 24,6%).
HÌNH 2. TĂNG TRƯỞNG, THU-CHI NGÂN SÁCH
GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN NAY
Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê (Số liệu năm 2015 là số ước)
Sau ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế
giới, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các
biện pháp quyết liệt nhằm chống suy giảm
kinh tế, ổn định vĩ mô. Giải pháp chủ yếu được
áp dụng là chính sách tài khóa mở rộng, gồm
các gói kích cầu khác nhau: Gói kích cầu thứ
nhất được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000
tỷ đồng). Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn
vốn khoảng 8 tỷ USD.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...97
Powered by FlippingBook