Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 6

8
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu. Cần tăng
tỷ trọng nguồn thu nội địa, hạn chế phụ thuộc
vào nguồn thu xuất khẩu tài nguyên, giảm bớt
tình trạng sử dụng chính sách thuế cho yêu cầu
chính sách xã hội, tăng tỷ trọng thuế trực thu so
với thuế gián thu... nhằm hướng đến một cấu trúc
thu ngân sách bền vững. Cần có hướng tiếp cận
tích cực đối với việc xây dựng kế hoạch ngân sách
hàng năm xuất phát từ nguồn thu mà không xuất
phát từ nhu cầu chi tiêu ngân sách như hiện nay.
Ðiều này sẽ hạn chế tình trạng bội chi ngân sách
và đảm bảo nguồn bù đắp cho mức bội chi đó.
Qua đó, mới có thể xây dựng được một ngân sách
bền vững, có thể trở thành bệ đỡ và là công cụ
chính sách linh hoạt, có sức mạnh chống đỡ các
cú sốc vĩ mô trong mọi trường hợp.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê thu chi ngân sách từ 1991 - 2015;
2. Chalk, Nigel (2002) “Structural balances and all that: Which indicators
to use in assessing fiscal policy.” International Monetary Fund Working
Paper WP/02/101;
3. Heller, Peter, Richard Haas and Ahsan Mansur (1986) “A review of the
fiscal impulse measure.” International Monetary Fund Occasional Paper
No 44;
4. Janssen, John (2001) “New Zealand’s fiscal policy framework: Experience
and evolution.” Wellington, New Zealand Treasury Working Paper No
01/25;
5. Perotti, Roberto (1999) “Fiscal policy in good times and bad.” Quarterly
Journal of Economics 114(4): 1399-1436.
tăng tính lũy tiến của hệ thống thuế, cải cách các
chương trình an sinh xã hội... Chính sách cải cách
thuế thu nhập cần mở rộng cơ sở thuế, đồng thời
hạ thuế suất để thu hút đầu tư, kích thích kinh tế
và hạn chế gian lận. Các chương trình an sinh xã
hội, ổn định thu nhập cần cải cách triệt để trên cơ
sở phát triển hệ thống bảo hiểm an sinh.
Hai là,
thay đổi tư duy và cách thức quản trị
chính sách tài khóa. Cần tiếp tục tạo sự minh bạch
trong xây dựng chính sách tài khóa nhằm củng cố
sự tín nhiệm và giảm rủi ro ví dụ như Chính phủ
có thể thiết lập một cơ quan độc lập để giám sát
tài khóa, nắm bắt kịp thời những thay đổi trạng
thái của nền kinh tế, đánh giá mức độ phù hợp của
chính sách tài khóa trong khuôn khổ tài chính trung
và hạn dựa trên cơ sở các công cụ đo lường chính
sách khác nhau, không nên chỉ dựa vào những đo
lường mang tính thống kê, thiếu tính chính xác.
Ba là,
cần tuân thủ chặt chẽ tính kỷ luật tài khóa,
không để xảy ra tình trạng phá vỡ các kế hoạch
ngân sách đã phê duyệt. Hạn chế tối đa các khoản
chi cho tiêu dùng, trong đó có chi lương cho bộ
máy Chính phủ được xem là khá “cồng kềnh”
như hiện nay, cần thực hiện nhanh và triệt để chủ
trương tinh giảm biên chế trong năm 2016 và các
năm tiếp theo.
Đồng thời, chính sách tài khóa cần thực hiện
quyết liệt hơn, đặc biệt là trong vấn đề giảm chi
tiêu công. Cần chú trọng đến mức độ lành mạnh
và bền vững của cân đối ngân sách thể hiện trước
hết ở quy mô, cơ cấu nguồn thu, cơ sở thuế, phí,
mức thuế, phí và kỷ luật thu, sự công bằng và
minh bạch trong chính sách thuế áp dụng với các
đối tượng chịu thuế, phí, chính sách khai thác
HÌNH 5. XUNG LỰC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (%)
Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
Chính phủ cần thiết lập chính sách tài khóa
theo hướng “ổn định tự động”. Theo đó, chính
sách được thiết kế mà tự nó điều chỉnh làm
cho chính sách tài khóa mở rộng trong thời
kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ tăng
trưởng cao thông qua một số chính sách như:
chính sách thuế, chính sách bảo hiểm, an sinh
xã hội…
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...97
Powered by FlippingBook