Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
7
kỳ kinh tế và tác động bên ngoài thì chính sách tài
chính cần được bổ sung, thay đổi kịp thời.
Mặc dù, thu ngân sách nhà nước năm 2016 ước
tính sẽ tăng cao hơn dự toán năm 2015 hơn 60.750
tỷ đồng, nhưng tình hình ngân sách năm 2016
vẫn rất “căng thẳng” do giá dầu giảm cùng áp lực
chi, do đó con số thực để phân bổ chỉ còn 45.000
tỉ đồng, áp lực chi trả nợ đang tăng vì các khoản
vay đến hạn. Khối lượng vay phần lớn là để chi trả
nợ, rất ít nguồn dành cho đầu tư phát triển, đây là
dấu hiệu không tốt cho trạng thái ngân sách trong
chính sách tài khóa.
Trước bối cảnh này, trong năm 2016 và những
năm tiếp theo, cần phải xây dựng chính sách tài
chính nói chung và chính sách tài khóa nói riêng
phải hướng đến tính an toàn và bền vững. Để đáp
ứng tiến trình hội nhập, phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội vững chắc, cần chú trọng một số giải
pháp sau:
Một là,
Chính phủ cần phải thiết lập chính
sách tài khóa theo hướng “ổn định tự động”.
Theo đó, chính sách được thiết kế mà tự nó điều
chỉnh làm cho chính sách tài khóa mở rộng trong
thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ tăng
trưởng cao thông qua một số chính sách như:
chính sách thuế, chính sách bảo hiểm, an sinh xã
hội… nhằm phù hợp và thích nghi với các chu
kỳ và sự biến động kinh tế nhất là trong thời kỳ
hội nhập sâu rộng như hiện nay. Cơ chế ổn định
tự động sẽ giúp chính sách vận hành một cách tự
động tạo ra hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt từ khu
vực công mà không nhất thiết phải gia tăng quy
mô chính phủ tạo áp lực chi tiêu ngân sách và
tăng quy mô nợ.
Để công cụ ổn định tự động phát huy hiệu ứng,
các chính sách có thể thực hiện bằng cách như: gia
là năm 1998. Chênh lệch FS năm hiện hành (t) và
năm trước (t-1) đo lường xung lực tài khóa (MFI).
Heller và cộng sự đã sử dụng con số tương đối
Δ(FS/Y) làm công cụ đo lường xung lực tài khóa so
với sản lượng.
FSt= (r0Yt – Rt) – (g0Ypt-Gt)
Trong đó:
r0= Ro/Y0: tỷ lệ thu so với sản lượng năm cơ bản
g0 = G0/Y0 tỷ lệ chi tiêu so với sản lượng năm
cơ bản
Yt = GDP thực tế theo giá danh nghĩa năm thứ t
Ypt = Sản lượng tiềm năng tính theo giá danh
nghĩa năm thứ t
Rt = Tổng thu ngân sách năm t
Gt = Tổng chi ngân sách năm t
FSt = Đo lường trạng thái tài khóa năm thứ t.
MFIt = Xung lực tài khóa năm t (MFIt = FSt –
FSt-1)
Hình 5 phân tích xung lực của chính sách tài
khóa từ năm 1991 đến năm 2015 cho thấy hầu hết
các năm chính sách tài khóa luôn trong xu thế nới
lỏng (trạng thái dương), chỉ duy nhất thời kỳ 2001-
2002 chính sách tài khóa thắt chặt thật sự (trạng
thái xung lực <0). Điều này khiến chính sách chưa
theo kịp được diễn biến nền kinh tế, từ đó làm hạn
chế vai trò cũng như tác dụng kịp thời của chính
sách tài khóa.
Một số khuyến nghị
Phân tích tình hình kinh tế trong giai đoạn từ
sau mở cửa nền kinh tế đến nay cho thấy nền kinh
tế Việt Nam cũng trải qua các thời kỳ hay chu kỳ
kinh tế khác nhau, từ tăng trưởng, suy thoái và
phục hồi. Phân tích cũng cho thấy, kinh tế Việt
Nam thật sự chịu tác động từ kinh tế thế giới, nhất
là trong thời kỳ khủng hoảng. Để thích ứng với chu
HÌNH 3. TỶ LỆ THU NỘI ĐỊA VÀ THU TỪ HẢI QUAN
SO GDP (2000-2015)
Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê (Số liệu năm 2015 là số ước)
HÌNH 4. CHỌN NĂM CƠ BẢN TÍNH XUNG LỰC TÀI KHÓA
THEO BỘ LỌC HP
Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...97
Powered by FlippingBook