K2 T2 - page 103

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
103
Thực tế áp dụng tại các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội
Một là,
qua điều tra thực tế, tác giả nhận thấy có
15/20 DN được khảo sát chưa biết cách phân loại chi
phí. Việc phân loại chi phí này phải đáp ứng được
yêu cầu của nhà quản trị DN. Các DN đang dừng
lại ở phân loại theo nội dung công dụng của chi phí,
chưa đi sâu vào phân loại thành chi phí biến đổi,
chi phí cố định, chi phí hỗn hợp. Điều này dẫn đến
các thông tin về chi phí do kế toán cung cấp không
đáp ứng được nhu cầu nhà quản lý trong phân tích
chiến lược kinh doanh của DN nhằm tăng doanh
thu, giảm chi phí, hạ giá thành.
Hai là,
ứng dụng thông tin kế toán quản trị cho
việc ra quyết định đóng vai trò rất lớn tại mỗi DN.
Tuy nhiên, tác giả thấy rằng, các DN chưa thu thập
thông tin quan trọng về doanh thu, chi phí để phục
vụ cho việc ra quyết định.
Ba là,
hệ thống báo cáo quản trị không có quy
định chung về nội dung và hình thức báo cáo. Qua
khảo sát thực tế cho thấy, chỉ có 8/20 DN là áp dụng
phần mềm quản trị, còn đa phần các DN áp dụng
phần mềm kế toán như Misa, Fast Accounting…
số liệu được cung cấp bởi kế toán tài chính, điều
này sẽ làm cho sai sót khi đưa ra quyết định trong
kinh doanh.
Bốn là,
việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng
từ, hệ thống tài khoản kế toán để thực hiện quản trị
doanh thu, chi phí: Các chứng từ và tài khoản mà
DN sử dụng là theo yêu cầu của kế toán tài chính
chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán quản trị
doanh thu, chi phí.
Một số đề xuất, kiến nghị
Một là,
phân loại chi phí thành biến phí, định phí
và chi phí hỗn hợp. Căn cứ để phân loại biến phí,
định phí hay chi phí hỗn hợp còn tùy thuộc vào sự
thay đổi của kết quả hoạt động có liên quan đến
việc phát sinh chi phí biến đổi, chi phí cố định. Là
định phí hay biến phí hay chi phí hỗn hợp còn tùy
thuộc vào quan điểm của cách sử dụng các loại chi
phí của từng nhà quản trị khác nhau. Phân loại
chi phí sản xuất là công việc đầu tiên mà hệ thống
kế toán quản trị doanh thu, chi phí phải thực hiện.
Từ đó sẽ lập được dự toán, kiểm soát và đánh giá
hiệu quả chi phí.
Hai là,
xây dựng các chuẩn mực riêng cho từng
DN trong từng điều kiện cụ thể. Để giúp cho
việc kiểm soát điều hành hoạt động kinh doanh,
ngoài các chuẩn mực và thông lệ chung được thừa
nhận, cần thiết phải xây dựng các chuẩn mực
riêng phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất
kinh doanh, phù hợp với trình độ và yêu cầu quản
trị của DN như chi phí tiêu chuẩn, các tiêu thức
phân bổ chi phí.
Ba là,
phương pháp kế toán chi phí sản xuất trên
cơ sở các định mức chi phí, toàn bộ các yếu tố chi
phí đầu vào khi phát sinh được tính toán, tập hợp
cho từng đối tượng theo chi phí định mức. Đồng
thời, kế toán tách riêng chênh lệch chi phí sản xuất
thực tế so với chi phí định mức do biến động về
lượng và biến động về giá của từng khoản mục chi
phí. Điều đó giúp nhà quản trị phát hiện chênh
lệch do thay đổi định mức, từ đó kiểm tra, kiểm soát
chi phí.
Bốn là,
hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản
trị như: Các DN tự thiết kế các sổ kế toán chi tiết
theo các phân loại chi phí theo chức năng hoạt động,
theo ứng xử của chi phí, khi đó cần tiến hành phân
loại chi phí biến đổi và chi phí cố định. Do các cấp
quản trị khác nhau nên nhu cầu sử dụng thông tin
kế toán là khác nhau điều này dẫn đến nội dung và
báo cáo kế toán quản trị cũng khác nhau, cụ thể như
báo cáo quản trị cấp cao và báo cáo quản trị theo
trung tâm chi phí.
Kết luận
Kế toán quản trị có vai trò to lớn trong việc
cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, ra
quyết định và góp phần hoàn thiện tổ chức, cải
tiến công tác quản lý ở DN. Đây là một hệ thống
kế toán hỗn hợp giữa kế toán tài chính và kế toán
quản trị, trong khi đó kiến thức về kế toán quản
trị đối với các DN còn là điều mới, việc nhận thức
vai trò, nội dung của kế toán quản trị của nhân
viên kế toán ở các DN còn hạn chế. Chính vì vậy,
việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác
kế toán quản trị để thích nghi với yêu cầu, nội
dung đổi mới hiện nay là vấn đề cấp thiết cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Đức Toàn (2002), Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong
ngành sản xuất công nghiệp, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính;
2. Hoàng Văn Tưởng (2010), Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản
lý hoạt động kinh doanh trong các DN xây lắp Việt Nam, Luận án Tiến sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân;
3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ Tài
chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong DN;
4. Anthony A. Athinson, Raiiv D.Banker, S. Mark Young, Robert S. Kaplan
(1997), Managerment Accounting and Cases, Prentice Hall;
5. Martin N.Kellogg (1962), “Fundamentals of Responsibility Accounting”,
National Association of Accountants.
1...,93,94,95,96,97,98,99,100,101,102 104,105,106,107,108,109,110,111,112,113,...120
Powered by FlippingBook