K2 T2 - page 111

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
111
đến đánh mất cơ hội mở mang sang các nước trong
khu vực. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có chiến lược để
biến nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trở thành một
lĩnh vực mang lại GDP cho quốc gia.
Hai là,
Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo để xây dựng một chiến lược đào tạo
kế toán, kiểm toán bậc đại học theo chuẩn quốc tế
và tạo điều kiện để từng trường tuỳ theo năng lực
hiện có thiết kế chương trình đào tạo phù hợp theo
hướng tiếp cận chương trình tiên tiến trên thế giới.
Chiến lược này tạo nên nền tảng pháp lý để từng
trường chủ động trong việc hoạch định quá trình
đào tạo nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán có
chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng tại Việt
Nam cũng như các nước trong khu vực và các tổ
chức nghề nghiệp quốc tế.
Ba là,
đổi mới mô hình đào tạo thi, cấp chứng
chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo
hướng đào tạo, thi theo tín chỉ để cấp chứng chỉ
kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; đồng thời
mở rộng và tăng cường số lượng các kỳ thi kế toán
viên hành nghề, kế toán viên công chứng, kiểm
toán viên đã được đề ra trong Chiến lược Kế toán -
Kiểm toán năm 2020, tầm nhìn 2030 phê duyệt theo
Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ
tướng Chính phủ.
Về phía các tổ chức nghề nghiệp:
Một là,
nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp như
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA),
chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA)… giúp
tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hành nghề
kế toán, kiểm toán để đảm bảo những người đủ điều
kiện mới có thể hành nghề, từ đó giúp nâng cao chất
lượng và tính cạnh tranh của những công ty kiểm
toán Việt Nam trên thị trường. Hiệp hội cần thể hiện
vai trò của mình qua việc trở thành cầu nối thiết lập
mối liên kết giữa cơ quan Nhà nước, cơ sở đào tạo,
hội nghề nghiệp và DN, tạo đầu ra cho các sinh viên.
Đồng thời, khi những chuẩn mực mới ban hành, hội
nghề nghiệp nên mời những chuyên gia trao đổi, cập
nhật kiến thức mới thông qua các lớp đào tạo để nâng
cao trình độ đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên
hành nghề.
Hai là,
tăng cường hợp tác với các hội nghề nghiệp
ở khu vực ASEAN để tăng cường sự hiểu biết và liên
thông trình độ giữa các kế toán, kiểm toán viên trong
khu vực. Đẩy mạnh việc thỏa thuận, hợp tác giữa các
quốc gia trong khối ASEAN để tiến tới công nhận các
bằng cấp và chứng chỉ hành nghề lẫn nhau. Hợp tác
chặt chẽ hơn nữa với các hội nghề nghiệp trên thế giới
để đào tạo đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên đạt
trình độ ngang bằng với trình độ của khu vực. Trong
đó, các cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp đóng vai
trò ban hành, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp sẽ đóng góp
ý kiến để cơ quan Nhà nước điều chỉnh lại hệ thống
văn bản pháp luật phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Về phía các trường đại học:
Một là,
đổi mới nội dung và phương pháp giảng
dạy. Mạnh dạn phối hợp và tăng cường hợp tác với
ACCA, CPA Australia, CIMA... để đổi mới giáo trình
đào tạo. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo để
người học thông qua chương trình này sẽ có được
những kiến thức vừa có tính hiện đại, tính thực tiễn,
vừa có tính hàn lâm, tính ứng dụng, vừa có năng lực
nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu phù
hợp với các kỹ năng được xác định trong chuẩn đầu
ra. Chương trình đào tạo phải đổi mới theo hướng
tiếp cận và kế thừa những mặt tích cực của chương
trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới về lĩnh vực kế toán, kiểm
toán nhằm giúp sinh viên có thể hội nhập và thực
hành một cách có hiệu quả trong môi trường làm việc
quốc tế.
Bên cạnh đó, các trường cần thiết kế trong chương
trình đào tạo những nội dung chuyên môn có tính
chất đặc thù về môi trường pháp lý và môi trường
hoạt động tại Việt Nam để người học có thể thực hiện
được công việc chuyên môn một cách thành thạo sau
khi tốt nghiệp. Tăng cường áp dụng phương pháp
làm việc theo nhóm để thực hiện các bài tập tình
huống do giảng viên đưa ra có tác dụng rất quan
trọng để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng
quốc tế hoá. Chú trọng tăng cường thời lượng thảo
luận tại lớp thông qua những chủ đề do giảng viên
yêu cầu theo hướng mở rộng nội dung môn học qua
hình thức tiếp cận các công bố trong nước và quốc tế
để người học cập nhật kiến thức, nâng cao tính hiện
đại và tính hàn lâm trong nội dung môn học.
Hai là,
các trường đại học cần phải gắn kết chặt chẽ
với các tổ chức nghề nghiệp trong nước và quốc tế để
từng bước đưa vào chương trình đào tạo những nội
dung có tính ứng dụng chuyên nghiệp đã được các
tổ chức này nghiên cứu, tổng hợp và áp dụng trong
quá trình đào tạo các loại chứng chỉ hành nghề được
công nhận rộng rãi ở Việt Nam và quốc tế. Việc gắn
kết này sẽ tạo nên sự hài hoà giữa đào tạo hàn lâm
và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, giữa
thực tế về kế toán, kiểm toán của một quốc gia với
tính chất quốc tế hoá theo xu hướng hội tụ kế toán
toàn cầu, từ đó nâng cao tính hiện đại, tính chuyên
nghiệp cho chất lượng đầu ra ở bậc đại học. Thực
1...,101,102,103,104,105,106,107,108,109,110 112,113,114,115,116,117,118,119,120
Powered by FlippingBook