K2 T2 - page 97

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
97
Thực tiễn vận dụng tại Việt Nam
Theo các chuyên gia tài chính, MFCA rất phù hợp với
Việt Nam trong bối cảnh phương pháp quản lý truyền
thống thông qua định mức truyền thống được áp dụng
lâu nay bộc lộc nhiều yếu điểm. Tuy nhiên, hiện nay,
phương pháp MFCA chỉ mới được triển khai áp dụng
tại một số DN với phạmvi áp dụngmới giới hạn tại một
số công đoạn sản xuất trong khi các DN còn nhiều tiềm
năng có thể áp dụng công cụ MFCA tại những khu vực,
công đoạn sản xuất khác, từ đó mang lại hiệu quả rõ rệt
thể hiện qua việc làm giảmđáng kể tỷ lệ hao phí nguyên
liệu, năng lượng điện, gópphần nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường...
Trên thực tế, tại Việt Nam, không ít DN đã thành
công khi ứng dụng MFCA trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Chẳng hạn, Công ty Bánh kẹo Bibica
từng ứng dụng phương pháp MFCA vào dây chuyền
sản xuất kẹo, từ đó mang lại hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh. Đặc biệt, công cụ này càng được phát
huy hiệu quả nhiều hơn khi được kết hợp với Kỹ
thuật công nghiệp để phân tích và tìm ra phương án
cải tiến chi tiết. MFCA đã xác định hao phí nguyên
liệu, phụ gia, nước vệ sinh tại công đoạn nấu siro của
dây chuyền sản xuất kẹo cứng; Hao phí nguyên liệu
kem tại công đoạn kẹp kem của dây chuyền sản xuất
bánh Chocovina; Hao phí nguyên liệu, phụ gia tại
công đoạn nướng bánh của dây chuyền sản xuất bánh
Waleys. Từ đó, Công ty này đã thực hiện các giải pháp
cải tiến như: Lắp đặt hệ thống máng thu hồi nước làm
mát bơm; Cải tiến tần suất làm vệ sinh của dây chuyền
sản xuất Kẹo cứng; Cải tiến quy trình xả kem của dây
chuyền sản xuất bánh Chocovina. Sau một thời gian
áp dụng MFCA, DN đã giảm thất thoát chất khô của
nguyên liệu trong ca từ 22,11kg xuống 13,42kg, góp
phần tiết giảm được đến 30% trên số lãng phí nguyên
vật liệu và 20% số lượng nhân công.
Hay như trường hợp Công ty Cổ phần đường
Quảng Ngãi. Sau khi đi vào thực hiện giải pháp
MFCA, DN này đã đạt được nhiều kết quả nổi bật
như: Nhìn thấy được những hao phí qua đó xác định
được các lãng phí thông qua những phế liệu mà DN
trước đó không quan tâm; Phân tích hợp lý và chính
xác các điểm cần đầu tư giúp giảm giá thành sản xuất
thông qua các cải tiến như thay đổi thiết kế sản phẩm,
thay đổi định mức sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm
năng lượng. Giảm được lãng phí từ việc cải tiến quá
trình sản xuất giúp tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố
đầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng bao gồm
điện nước, chi phí nhân công, bảo trì bảo dưỡng và các
chi phí phát sinh khác. Quan trọng hơn, việc làm này
đã giúp DN tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị
trường, gia tăng lợi nhuận, giảm giá thành; Giảm thiểu
chất thải ra môi trường giúp phát triển bền vững…
Một vài khuyến nghị
Bên cạnh đó, phương pháp quản lý thông qua định
mức truyền thốngđược ápdụng lâunay, để cắt giảmlãng
phí và sử dụng nguyên liệu một cách có hiệu quả, cần có
cách tính toán, kiểm soát giá thành và tối ưu chi phí về
nguyên liệu đầu vào trong xuất các quá trình sản xuất của
DN. Trong đó, MFCA được coi là một sự lựa chọn phù
hợp đối với các DNViệt Nam. Do vậy trong thời gian tới,
để triển khai được phương thức kế toán chi phí dòng vật
liệu này, cần chú trọng đếnmột số vấn đề sau:
Một là,
yêu cầu về thông tin. Để thành công trong việc
ápdụngMFCAvào cácDNViệtNam, DNViệtNamcần
chú trọng thu thập thông tin, phân tích dữ liệu để xác
định được các tổn thất nguyên liệu, từ đó đề xuất và thực
hiện các hoạt động cải tiến một cách có hiệu quả.
Hai là,
DN cần kết hợp áp dụng MFCA với các
phương pháp cải tiến chất lượng sản phẩm. Với kinh
nghiệm chuyên môn của mình, nhà quản trị DN cần
áp dụng các biện pháp cải tiến cần thiết để giảm thiểu
lãng phí giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm và vị thế cạnh tranh, góp phần cải
thiện môi trường và xây dựng hình ảnh DN xanh.
Ba là,
cần có sự khảo cứu kỹ càng trước khi lựa
chọn thực hiện. Thực tế cho thấy, phương pháp này
chỉ thực sự thích hợp với các DN có tỷ trọng chi phí
vật liệu lớn trong tổng chi phí hoạt động.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Thị Hương Liên (2015), Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu - nghiên
cứu điển hình tại doanh nghiệp Nhật Bản và điều kiện áp dụng cho Việt Nam;
2. ThS. Dương Thị Thanh Hiền (2016), Tìmhiểu về kế toán chi phí dòng vật liệu, Đại
học Duy Tân;
3. ThS. Lê Thị Tâm (2016), Phương pháp Kế toán chi phí dòng vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số tháng 7/2016;
4. Dương Phương Ngọc (2016), Áp dụng MFCA cắt giảm chi phí, Công ty đường
Quảng Ngại thu lợi gì? Báo Chất lượng Việt Nam.
Sơ đồ 1: Các bước thực hiện giải pháp chung MFCA của
Công ty Đường Quảng Ngãi
Nguồn: vietq.vn
1...,87,88,89,90,91,92,93,94,95,96 98,99,100,101,102,103,104,105,106,107,...120
Powered by FlippingBook