K2 T2 - page 110

110
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
toán đăng kí thi vào hoặc tốt nghiệp ra trường. Tuy
nhiên, nếu xem xét về khía cạnh chất lượng đào tạo
thì còn có độ lệch khá lớn giữa các trường và chất
lượng nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về
nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với tình hình
phát triển và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nước
ta trong dài hạn.
Thực tế cho thấy, số lượng nhân sự ngành kế toán,
kiểm toán được đào tạo hàng năm của các cơ sở đào
tạo là rất lớn nhưng trình độ chuyên môn, trình độ
ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác của đối tượng
này chưa cao, chưa đạt được đến mặt bằng chung của
khu vực. Hiện tại, số lượng kế toán, kiểm toán viên
nắm vững các thông lệ và nguyên tắc kế toán quốc tế
chưa nhiều. Tư duy tích lũy am hiểu các vấn đề toàn
cầu còn hạn chế, khó hội nhập sâu rộng với kế toán,
kiểm toán quốc tế. Không ít trường lại dạy quá nhiều
lý thuyết trong khi sinh viên cần hơn một nền tảng kế
toán, tài chính vững chắc và những kỹ năng thực hành
hiệu quả. Nhiều sinh viên ra trường chưa thể nắm bắt
được công việc kế toán hay kiểm toán ngay khi được
giao mà phải mất thời gian đào tạo lại.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên đảm nhận giảng
dạy các học phần về kế toán, kiểm toán phần lớn còn
khá trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng công
việc thực tế. Nhiều nhà giáo dục đại học hiện nay
vẫn cho rằng đào tạo kế toán, kiểm toán ra để làm
việc tại doanh nghiệp Việt Nam, theo kế toán Việt
Nam, cũng phần nào ảnh hưởng đến định hướng và
kế hoạch đào tạo trong tương lai.
Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 được Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 đã chỉ rõ, Việt
Nam sẽ phát triển mạnh mẽ thị trường dịch vụ kế
toán, kiểm toán, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp
dịch vụ kế toán - kiểm toán và số lượng kiểm toán
viên, kế toán viên hành nghề; Mở rộng thị trường
dịch vụ kế toán - kiểm toán trong và ngoài nước;
Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán;
đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ kế toán - kiểm
toán đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia tài
chính, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn nhân lực
thì có khả năng kiểm toán viên các nước ASEAN phát
triển hơn nước ta như Singapore, Thái Lan, Malaysia,
Philippines có thể sang Việt Nam cạnh tranh trực tiếp
với người lao động nước ta. Như vậy, ngay tại sân
nhà, đội ngũ này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu
của thị trường trong nước. Do đó, lao động trong
nước có thể khó tìm việc ở các công ty kiểm toán lớn
(Big Four) ngay trên sân nhà. Từ đó, dẫn đến hệ luỵ
bản thân các trường đại học sẽ chịu sức ép đổi mới
hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường,
bởi một khi các chuyên ngành mà tìm việc làm khó sẽ
ít thu hút được sinh viên đăng kí dự thi.
Một số đề xuất
Với việc gia nhập WTO trong những năm qua và
gần đây gia nhập AEC, Việt Nam đang đứng trước
nhiều thử thách phía trước, trong đó, thách thức lớn
về tính chuyên nghiệp và lành nghề của đội ngũ nhân
sự có trình độ cao trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán
không thể xem nhẹ và cần có giải pháp tháo gỡ một
cách nhanh chóng để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển
và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Rõ ràng, nâng cao chất lượng đào
tạo kế toán, kiểm toán bậc đại học để tạo ra nguồn
nhân lực chất lượng cao đang là một đòi hỏi cấp bách
của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay bởi
đây luôn được coi là dịch vụ cao cấp, đóng góp tích
cực tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường doanh
nghiệp cạnh tranh bình đẳng.
Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài sự nỗ lực
của từng các cơ sở đào tạo, chủ yếu là các trường đại
học cao đẳng, thì cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ
và sự hợp lực hiệu quả giữa các trường, giữa trường
với các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo, về kế
toán, kiểm toán cũng như với các tổ chức và hiệp hội
nghề nghiệp trong việc thiết lập chuẩn đầu ra thích
hợp, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy theo
hướng quốc tế hoá và phát triển đội ngũ giảng viên
có trình độ cao. Theo đó, trong thời gian tới cần chú
trọng một số vấn đề trọng tâm sau:
Về phía cơ quan quản lý:
Một là,
các hiệp định tự do hóa thương mại và
dịch chuyển lao động tạo ra thách thức và cơ hội cho
nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, để cung cấp nguồn
nhân lực cho nghề nghiệp trong giai đoạn mới, cần
xem xét lại định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu nội
địa hiện nay. Việc duy trì hướng đào tạo đáp ứng nhu
cầu nội địa hiện nay sẽ dẫn đến mất dần thị trường
lao động kế toán, kiểm toán ngay tại sân nhà, chưa kể
Thực tế cho thấy, số lượng nhân sự ngành kế
toán, kiểm toán được đào tạo hàng năm của
các cơ sở đào tạo là rất lớn nhưng trình độ
chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ
năng mềm khác của đối tượng này chưa cao,
chưa đạt được đến mặt bằng chung của khu
vực. Hiện tại, số lượng kiểm toán viên nắm
vững các thông lệ và nguyên tắc kế toán quốc
tế chưa nhiều.
1...,100,101,102,103,104,105,106,107,108,109 111,112,113,114,115,116,117,118,119,...120
Powered by FlippingBook