K2 T2 - page 101

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
101
toán, dẫn đến chất lượng kiểm toán không đảm bảo.
Các DN kiểm toán nên chú trọng và hướng đến việc
đầu tư chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, tin học hóa
dịch vụ cung cấp, trở thành những đối tác tin cậy. Có
thể liên doanh, liên kết, sáp nhập với các ty kiểm toán
lớn, hoặc gia nhập các mạng lưới kiểm toán quốc tế,
kết hợp và chia sẻ lợi thế của mỗi thành viên, hình
thành khối liên kết mạnh mẽ để có thể đứng vững
trong cạnh tranh, phát triển và hội nhập.
Ba là,
tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng
dịch vụ đối với các công ty cung cấp dịch vụ kiểm
toán độc lập. Hàng năm, Bộ Tài chính tổ chức các
đoàn kiểm tra chất lượng dịch vụ, song việc kiểm
tra mới chỉ thực hiện trên một số công ty có quy mô
nhỏ trên thị trường. Trong năm 2016, Bộ Tài chính
cũng đã tổ chức kiểm tra 15 DN kiểm toán trong cả
nước. Kết quả cho thấy, các DN đã tuân thủ đầy đủ
các quy định liên quan đến việc đăng ký và duy trì
điều kiện hành nghề của kiểm toán viên hành nghề
và việc đăng ký, duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán của DN kiểm toán và các quy định khác
của pháp luật về kiểm toán độc lập.
Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần khắc
phục khó khăn để triển khai hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm
toán độc lập, kết quả kiểm tra cần được công bố rộng
rãi để các công ty rút kinh nghiệm. Đồng thời, sai
phạm phát hiện trong quá trình kiểm tra cũng phải
được xử lý và công khai rộng rãi, đảm bảo tính răn
đe, góp phần nâng cao vai trò và năng lực quản lý
Nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm
toán độc lập nói riêng.
Bốn là,
chú trọng công tác đào tạo. Việc tạo dựng hệ
thống kiểm toán viên chuyên nghiệp phải được nâng
cao chất lượng đào tạo để trình độ ngang tầm quốc tế.
Theo đó, cần phải thường xuyên đào tạo, tập huấn cho
kiểm toán viên, nhân viên chuyên nghiệp về kiến thức,
pháp luật, trao đổi thông tin, kỹ năng nghề nghiệp và
phương pháp làm việc, đặc biệt là việc duy trì, tuân
thủ nghiêm đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
Quá trình đào tạo này, không chỉ diễn ra trong nhà
trường mà phải liên tục sau khi làm nghề. Xem xét
việc thay đổi quy trình tổ chức thi và cấp chứng chỉ
hành nghề, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Năm là,
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA) cần đổi mới toàn diện phương thức hoạt
động lấy hội viên làm trọng tâm, nâng cao năng lực
quản lý, đổi mới cơ chế vận hành, sẵn sàng tiếp nhận
và hoàn thành các nhiệm vụ quản lý hành nghề kiểm
toán. Trong thời gian tới, VACPA cần tiếp tục nỗ lực để
cùng Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước phát
triển ngành Kiểm toán độc lập đáp ứng yêu cầu và đòi
hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường trong giai
đoạn hội nhập sâu rộng mới của nền kinh tế, góp phần
thực hiện thành công “Chiến lược kế toán – kiểm toán
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Về lâu dài, Nhà nước cần nghiên cứu và tổ chức lại
các hội nghề nghiệp và kế toán, kiểm toán theo hướng
hội nghề nghiệp chuyên nghiệp cả hai lĩnh vực tập
trung vào một mối theo đúng mô hình phổ biến trên
thế giới và chỉ có Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp này
mới thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành nghề do
cơ quan nhà nước chuyển giao. Đối với các hội nghề
nghiệp mang tính xã hội về kế toán được thành lập
theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động như mọi hội xã
hội nghề nghiệp khác.
Sáu là,
tăng cường hợp tác quốc tế. Trước xu hướng
hội nhập sâu rộng tới đây, cần chú trọng thúc đẩy tăng
cường hội nhập quốc tế, tạo dựng mối liên hệ chặt
chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc
gia trong khu vực, trên thế giới và các tổ chức quốc tế;
Chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế, chuẩn mực kế toán
công quốc tế, chuẩn mực kiểm toán quốc tế thông qua
các diễn đàn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt
chú ý đến tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán quốc
tế, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế…
Kinh nghiệm của hơn 25 năm phát triển cho thấy,
ngành Kiểm toán cần tận dụng sự hợp tác với các
DN kiểm toán quốc tế nhằm học hỏi, chia sẻ kinh
nghiệm, tăng cường liên kết đào tạo…; Khuyến khích
các DN này tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây
dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ
pháp lý về kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực kinh tế,
tài chính, thuế có liên quan; Tham gia tích cực vào các
hoạt động kiểm toán, tư vấn về mặt kế toán - kiểm
toán hỗ trợ DN Việt Nam niêm yết cổ phiếu hay phát
hành, niêm yết trái phiếu chuyển đổi ở các thị trường
nước ngoài, giúp các DN này hội nhập thành công
vào thị trường chứng khoán và thị trường vốn của
khu vực và quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 về việc phê duyệt “Chiến
lược kế toán – kiểm toán đến năm2020, tầmnhìn đến năm2030”;
2. PGS., TS. Trần Văn Tá (2016), Kiểm toán độc lập 25 nămmột chặng đường;
3. TS. Lê Quang Bính, (2016), Thực trạng và định hướng phát triển của kiểm toán
độc lập Việt Nam trong mối quan hệ với Kiểm toán Nhà nước;
4. TS. Trần Đình Cường (2016), Vai trò của công ty kiểm toán nước ngoài trong 25
nămhoạt động của kiểm toán độc lập ở Việt Nam;
5. Trần Thiên Hương (2016), Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam đang hội nhập
sâu với quốc tế;
6. Ông Bùi Văn Mai (2016), Kiểm toán độc lập ngày càng trở lên quan trọng trong
nền kinh tế thị trường Việt Nam.
1...,91,92,93,94,95,96,97,98,99,100 102,103,104,105,106,107,108,109,110,111,...120
Powered by FlippingBook