K2 T2 - page 100

100
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2005-
2006 theo Quyết định số 76/2004/QĐ-BTC ngày
22/9/2004 của Bộ Tài chính. Kể từ thời điểm năm
2004 đến nay, qua công tác quản lý, giám sát của Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước, các tổ chức kiểm toán
độc lập được chấp thuận đã có những tác động tích
cực không nhỏ đến thị trường chứng khoán. Nhờ
đó, các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô
lớn, tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thực hiện
công khai kịp thời báo cáo tài chính năm và báo cáo
tài chính bán niên sau kiểm toán và giải trình khi
có chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán theo
quy định. Chất lượng công tác kế toán DN đã dần
dần được nâng cao, hoàn thành báo cáo tài chính
đúng hạn và phối hợp với DN kiểm toán để được
kiểm toán kịp thời…
Thực tế cũng cho thấy, kiểm toán độc lập là cơ sở
kêu gọi và thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu không
có kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán độc lập không
được quốc tế thừa nhận thì khó có kết quả đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam như hôm nay. Chính các
tổ chức kiểm toán độc lập này, thông qua các dịch
vụ kiểm toán, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên
quan cung cấp cho thị trường đã tạo sự tin cậy cho
các DN và công chúng đầu tư; giữa các DN trong
nước với các tổ chức kinh tế nước ngoài và lớn hơn
nữa là niềm tin của quốc tế đối với Việt Nam.
Sự phát triển và hội nhập quốc tế đầy đủ của
ngành Kiểm toán độc lập ở Việt Nam với sự tham
gia tích cực của các công ty kiểm toán nước ngoài
cũng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam. Kiểm toán độc lập tích cực tham
gia xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật, phản
biện xã hội, bảo đảm chính sách phù hợp kinh tế
thị trường, thông lệ quốc tế phổ biến và thị trường
Việt Nam. Nhờ đó, kiểm toán độc lập của Việt Nam
đang tiến ngày càng gần đến khuôn mẫu và chuẩn
mực quốc tế thông qua những cải thiện đáng kể
trong hoạt động kiểm toán nhằm đảm bảo sự minh
bạch và lành mạnh hóa thị trường tài chính, môi
trường đầu tư.
Giải pháp tiếp tục phát triển
Dự báo, trong thời gian tới, sức ép cạnh tranh về
thị trường kiểm toán sẽ khốc liệt hơn cho các DN kiểm
toán Việt Nam khi có các DN kiểm toán nước ngoài
vào hoặc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới đã
được Luật Kiểm toán độc lập 2011 cho phép. Để thúc
đẩy ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển bền
vững trong bối cảnh hội nhập, trong thời gian tới cần
chú trọng một số vấn đề sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện về khuôn khổ thể chế.
Hiện nay, khuôn khổ pháp luật liên quan đến kiểm
toán độc lập tương đối hoàn thiện với Luật Kiểm
toán độc lập được Quốc hội thông qua năm 2011,
Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc
lập được Chính phủ ban hành ngày 13/3/2012… Tuy
nhiên, trước đòi hỏi của sự phát triển ngành Kiểm
toán độc lập trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu hội
nhập sâu rộng vào thị trường khu vực và quốc tế,
khuôn khổ pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập
cần tiếp tục được rà soát, nâng cấp theo đúng yêu
cầu tại Nghị quyết 35NQ-CP của Chính phủ về hỗ
trợ phát triển DN với tinh thần Nhà nước kiến tạo,
Chính quyền phục vụ và hỗ trợ DN, tạo điều kiện
cải thiện môi trường kinh doanh, tôn trọng quyền tự
do kinh doanh của DN theo quy định của pháp luật.
Hệ thống luật pháp về kiểm toán độc lập phải tiến
tới hài hòa với luật pháp các nước trong khu vực và
quốc tế, thúc đẩy việc nâng cao năng lực chuyên môn
và chất lượng dịch vụ kiểm toán, nhanh chóng đưa
ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam hội nhập đầy đủ,
tiến đến sự công nhận của khu vực và quốc tế. Cần
loại bỏ các quy định không còn phù hợp trong các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hành nghề
kiểm toán độc lập; về thẩm quyền và hình thức ban
hành Chuẩn mực kiểm toán theo hướng phù hợp với
thông lệ quốc tế; Về tổ chức thi kiểm toán viên (nặng
về lý thuyết, kiến thức hàn lâm, thi kiểm toán viên
mới chỉ nhằm chủ yếu để cấp chứng chỉ)…
Hai là,
nâng cao năng lực chuyênmôn và chất lượng
dịch vụ kiểm toán. Phải coi việc nâng cao năng lực
chuyên môn và chất lượng dịch vụ kiểm toán là nhiệm
vụ thường xuyên, liên tục. Mỗi DN kiểm toán cần xây
dựng và thực thi nghiêm túc Quy chế quản lý, kiểm
soát chất lượng, xác định rõ trách nhiệm thực thi, trách
nhiệm soát xét, kiểm soát chất lượng qua từng khâu
công việc, từng cấp độ nhân viên. Mỗi kiểm toán viên
phải thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc nhận thức
một cách đầy đủ và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp,
kỷ luật hành nghề, kiên trì phòng ngừa và chống sai
phạm về đạo đức nghề nghiệp. Kiên quyết chống tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh giảm giá phí kiểm
Kinh nghiệm của hơn 25 năm phát triển cho
thấy, ngành Kiểm toán cần tận dụng sự hợp tác
với các DN kiểm toán quốc tế nhằm học hỏi,
chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường liên kết đào
tạo…; Khuyến khích các DN này tích cực tham
gia đóng góp ý kiến xây dựng, phát triển và
hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế
toán, kiểm toán.
1...,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99 101,102,103,104,105,106,107,108,109,110,...120
Powered by FlippingBook