K2 T2 - page 112

112
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
hiện kiểm định chất lượng bởi các tổ chức độc lập.
Các nhà kiểm định đối với ngành kế toán, kiểm toán
sẽ dựa trên các tiêu chuẩn này để đánh giá và công
bố kết quả, qua đó, xã hội có đủ thông tin để quyết
định về việc sử dụng lao động cũng như chọn lựa
trường để học.
Ba là,
các trường đại học cần phối hợp và thông
qua các hiệp hội nghề nghiệp như Hội Kế toán và
Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam (VACPA) Câu lạc bộ Kế toán
trưởng,... để tạo nên mối quan hệ rộng rãi và sâu
sắc với các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong
nền kinh tế nhằm một mặt giúp người học có điều
kiện tiếp cận dễ dàng công việc thực tế tại các doanh
nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trước
khi tốt nghiệp, mặt khác với việc tạo ra mối quan hệ
này sẽ giúp các trường thường xuyên lắng nghe được
từ phía các doanh nghiệp - các nhà tuyển dụng chủ
lực - những yêu cầu về chất lượng sản phẩm đào tạo
được cung cấp cũng như sự thích hợp của chương
trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu về chất lượng được
đặt ra. Chính những ý kiến và đóng góp của doanh
nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để các trường điều
chỉnh kịp thời chuẩn đầu ra và đổi mới chương trình
đào tạo một cách thích ứng.
Bốn là,
nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên.
Đội ngũ giảng viên không chỉ là những người có
phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải là những người
có kiến thức chuyên môn sâu rộng, không ngừng cập
nhật để kiến thức luôn được đổi mới, có tính hiện
đại đồng thời phải có những am hiểu tình hình thực
tiễn của hoạt động chuyên môn để bên cạnh tính hàn
lâm còn phải có tính thực tiễn sâu sắc trong nội dung
giảng dạy. Bên cạnh đó, việc thành thạo ngoại ngữ
để phục vụ cho việc nghiên cứu và trao đổi học thuật
cũng là một trong những yêu cầu cơ bản mà đội ngũ
giảng viên cần phải có để đáp ứng tốt nhu cầu đào
tạo theo chương trình tiên tiến quốc tế. Quá trình hội
nhập quốc tế cũng sẽ làm xuất hiện các cơ sở đào
tạo mới trên nền tảng tự do hóa việc cung cấp dịch
vụ đào tạo. Vì vậy, ngay bản thân các cơ sở giáo dục
đại học hiện tại cũng phải đối mặt với thách thức về
sự chuyển dịch chất xám đội ngũ, áp lực đòi hỏi có
sự điều chỉnh trong chính sách lương thưởng, chính
sách thu hút nhân tài, thay đổi việc tiếp cận và duy
trì mối quan hệ với các doanh nghiệp kiểm toán, các
cơ quan quản lý nghề nghiệp trong quá trình đào tạo.
Chủ động thu hút được đội ngũ chuyên gia, giảng
viên giỏi trong và ngoài nước tham gia vào quá trình
đào tạo.
Năm là,
tăng cường các hoạt động ngoại khoá để
phát triển nghề nghiệp cho sinh viên. Các trường cần
tăng cường mời các chuyên gia kiểm toán từ cơ quan
kiểm toán nhà nước, các doanh nghiệp kiểm toán đến
nói chuyện chuyên đề với sinh viên; Giao lưu giữa
Hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp kiểm toán với
sinh viên được tổ chức đều đặn hàng năm.
Sự tiếp xúc với các chuyên gia kiểm toán giúp
cho sinh viên có được định hướng tốt hơn về nghề
nghiệp tương lai, có sự chuẩn bị sớm hơn và tốt hơn
cho nghề nghiệp, tiếp cận tốt hơn với công việc kế
toán, kiểm toán trong tương lai. Đây cũng là cách
thức mà nhiều trường đại học trên thế giới thực hiện.
Ngoài ra, các trướng cần tăng cường giảng dạy ngoại
ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể
chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế dễ dàng hơn. Đối
với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần
quy định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ nâng cao hơn
nữa so với hiện nay.
Về phía các doanh nghiệp kiểm toán:
Một là,
phối hợp với các cơ sở đào tạo nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham gia tập huấn,
cập nhật các kiến thức, các chuẩn mực kế toán, các
chế độ kế toán mới, các quy định về thuế hiện hành.
Khuyến khích nhân viên tham gia học các chứng chỉ
kiểm toán quốc tế.
Hai là,
tích cực tham gia đóng góp các ý kiến về
nhu cầu, định hướng và giải pháp đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành kế toán, kiểm toán, phục cho
quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Phối hợp
với các trường đại học thông qua việc phản hồi tích
cực về chất lượng sinh viên mới ra trường để các
trường đẩy mạnh đổi mới chương trình đào tạo và
tham gia biên soạn, phản biện giáo trình và đào tạo
tại các trường đại học các chính sách chế độ kế toán,
kiểm toán mới trên cơ sở các chuẩn mực kế toán,
kiểm toán quốc tế...
Tài liệu tham khảo:
1. PGS., TS . Võ Văn Nhị (2011), Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, Một số ý kiến về
vấn đề đào tạo kế toán, kiểm toán bậc đại học đáp ứng xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế;
2. PGS., TS. Vũ Hữu Đức (2011), Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Đào tạo nhân lực cho
ngành kiểm toán cần một cách tiếp cận mới;
3. Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Đại học Kinh tế quốc dân, Đào tạo chuyên
ngành kiểm toán của trường Đại học Kinh tế quốc dân phù hợp với thông lệ,
chuẩn mực quốc tế;
4. PGS., TS. Đặng Văn Thanh (2011), Đổi mới chương trình, nội dung và cách thức
đào tạo kế toán-kiểm toán ở bậc đại học, Tạp chí Kiểm toán số 5/2011;
5. TS. Phan Thanh Hải, TS. Nguyễn Phi Sơn, Đào tạo nhân lực cho ngành Kiểm
toán độc lập của Việt Nam trong các đường đại học: Cơ hội và thách thức khi
gia nhập , AEC, Đại học Duy Tân;
6. Một số trang website: mof.gov.vn, vacpa.org.vn, kiemtoannn.gov.vn…
1...,102,103,104,105,106,107,108,109,110,111 113,114,115,116,117,118,119,120
Powered by FlippingBook