K2 T2 - page 4

4
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Với CMCN 4.0, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng
trong mọi lĩnh vực xung quanh chúng ta: Từ những
chiếc ô tô tự lái, các thiết bị trợ lý ảo, công nghệ chế
tạo kỹ thuật số và các tương tác với thế giới sinh học.
Nhiều sản phẩm mới lạ dự báo sẽ xuất hiện trong 10
năm tới, khởi nguồn từ những thay đổi về khả năng
kết nối, ứng dụng công nghệ trong CMCN 4.0.
Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Giống như các cuộc cách mạng trước đó, CMCN
4.0 có tiềm năng để nâng cao mức thu nhập toàn
cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân
trên toàn thế giới.
Tác động tới cơ cấu và trình độ phát triển của nền kinh tế
CMCN 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện trên
các phương diện chủ yếu của nền kinh tế mỗi quốc
gia về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng
trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động…
Nghĩa là, CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế
thế giới chuyển sang kinh tế tri thức, bởi nguồn lực
phát triển quan trọng nhất của cuộc cách mạng này
là nhân lực có năng lực sáng tạo công nghệ. Theo
đó, quốc gia nào sở hữu nhiều tri thức, nhân lực
chất lượng cao sẽ giành ưu thế cạnh tranh toàn cầu.
Cơ hội thay đổi trình độ phát triển kinh tế của
các quốc gia nhờ tiếp cận sớm và nhanh CMCN 4.0.
Các nước đang phát triển có cơ hội rút ngắn khoảng
cách phát triển nếu biết tiếp cận nhanh CMCN 4.0.
Tuy nhiên, các nước này đối mặt với nguy cơ tụt hậu
xa hơn nếu không tận dụng tốt những lợi thế và cơ
hội từ cuộc CMCN này.
Yêu cầu hoàn thiện mô hình kinh doanh rất bức
thiết. CMCN 4.0 đặt ra những thách thức lớn đối
với doanh nghiệp đã/sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất
toàn cầu về những thay đổi liên quan đến chi phí,
quản trị rủi ro, giảm thiểu tính linh hoạt và sự độc
lập trong chiến lược kinh doanh. Khi CMCN 4.0 phát
triển, năng suất lao động tăng, chi phí giảm kéo theo
giá hàng hóa giảm; lúc này các doanh nghiệp phải
đứng trước lựa chọn điều chỉnh mô hình cho phù
hợp, hoặc đối mặt với thất bại.
CMCN 4.0 sẽ tạo ra một sự dịch chuyển lớn
nguồn lực lao động. Theo nghiên cứu của Tổ chức
Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong tương
lai, trung bình 9% việc làm hiện nay có nguy cơ bị
thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa; khoảng 47%
các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự
động hóa; 30% việc làm sẽ trải qua quá trình trang
bị lại, bao gồm các kỹ năng mới. Khi thời kỳ robot
hóa và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi
vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công
trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản
hay bảo hiểm. Bên cạnh đó, yêu cầu đối với chất
lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề
lớn nhất trong CMCN 4.0 do những thiếu hụt lớn về
nguồn nhân lực trong thị trường kỹ thuật số. Ước
tính đến năm 2020, riêng khu vực châu Âu có thể
thiếu khoảng 825.000 chuyên gia trong mảng lĩnh
vực này.
CMCN 4.0 có tiềm năng nâng cao mức thu nhập
toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho
người dân trên toàn thế giới. Những người hưởng
lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng này cho đến nay là
những người tiêu dùng tiếp cận được với thế giới kỹ
thuật số. Công nghệ đã giúp tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ mới, mang lại hiệu quả và sự hài lòng cao,
qua đó giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, giúp
người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm với giá trị và
mức giá phù hợp. Những thay đổi lớn về nhu cầu,
sự tham gia và những hành vi mới của người tiêu
dùng buộc các công ty phải điều chỉnh phương thức
thiết kế, tiếp thị và phân phối sản phẩm, dịch vụ
để tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, đổi mới công
nghệ cũng sẽ dẫn đến một sự thay đổi to lớn từ phía
cung hàng hóa thông qua tiết giảm chi phí và tăng
năng suất lao động. Chi phí giao thông vận tải và
thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và chuỗi
cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi
phí thương mại được giảm bớt. Tất cả những yếu tố
kể trên sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Tầm quan trọng của việc thiết lập chế độ bảo vệ
an ninh mạng cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
và bảo mật dữ liệu lớn hơn bao giờ hết. Để có thể
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng doanh
thu và năng suất thì CMCN 4.0 còn phụ thuộc rất
lớn vào mạng lưới kết nối công nghệ và kỹ năng,
trình độ của người lao động. Chỉ cần một lỗi nhỏ
trong quá trình vận hành có thể gây gián đoạn đến
toàn hệ thống và gây hậu quả lớn.
Tác động tới ngành Ngân hàng
Mô thức quản trị ở các ngân hàng trở nên hoàn
thiện nhờ sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân
tạo (AI) trong cuộc CMCN 4.0. AI đang là trọng
tâm phát triển của rất nhiều công ty công nghệ lớn
trên thế giới và dần trở nên hoàn thiện, trong đó
thậm chí về một số mặt nào đó có thể thông minh và
chính xác hơn con người. Các ngân hàng có thể ứng
dụng AI trong việc quản lý danh mục rủi ro, quản lý
khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu. Với khả năng
tự học hỏi và thích nghi, tiềm năng của AI là không
giới hạn trong các ứng dụng.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...120
Powered by FlippingBook