K2 T2 - page 6

6
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hàng và thanh toán sẽ chịu nhiều áp lực nhất từ các
công ty FinTech. Những đại diện tham gia khảo sát
đến từ lĩnh vực chuyển tiền và thanh toán dự đoán
rằng, trong 5 năm tới, họ có thể để mất 28% thị phần
của mình vào tay các FinTech, còn các ngân hàng
cho rằng họ sẽ mất 24% thị phần. Trong khi đó, tỷ
lệ này là 22% trong lĩnh vực quản lý tài sản và 21%
trong lĩnh vực bảo hiểm.
PwC ước tính, trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa,
tổng mức đầu tư vào FinTech trên toàn cầu có thể
vượt mức 150 tỷ USD và các định chế tài chính và
công ty công nghệ sẽ giành giật nhau cơ hội cung
cấp dịch vụ tài chính trên thị trường.
Thách thức đối với từng ngân hàng
Những tiến bộ từ cuộc CMCN 4.0 là bàn đạp giúp
các ngân hàng trong nước phát triển và cạnh tranh
với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên
thế giới trong điều kiện nắm bắt, thích nghi và thay
đổi kịp thời với xu thế công nghệ mới. Ảnh hưởng
của CMCN 4.0 mà cụ thể là Internet di động, điện
toán đám mây, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, Internet
vạn vật sẽ giúp các ngân hàng trong nước định hình
lại mô hình kinh doanh, quản trị, hướng tới việc xây
dựng các ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong
tương lai. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra là:
- Thách thức cho các ngân hàng trong việc thay
đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản trị: Các ngân
hàng trong nước phải xem xét lại cách thức hoạt
động kinh doanh của mình, có những điều chỉnh
để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh, mô
hình ngân hàng di động, ngân hàng không giấy,
ngân hàng số.
- Thách thức trong việc phát triển các kênh phân
phối mới, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại,
mang tính tích hợp cao. Trong một thế giới siêu kết
nối với những tin nhắn trực tuyến, mạng xã hội,
máy tính bảng cảm ứng đa điểm và hàng loạt công
nghệ sinh học, số hóa khác, nhu cầu khách hàng có
sự thay đổi rất lớn. Sự tham gia của người tiêu dùng
và những hành vi mới của người tiêu dùng buộc các
ngân hàng phải điều chỉnh phương thức thiết kế,
tiếp thị và phân phối sản phẩm và dịch vụ của mình.
Dự báo, trong vòng 10 năm tới, phần lớn doanh thu
của ngân hàng bán lẻ là nhờ vào web, điện thoại
di động hay ứng dụng trên máy tính bảng. Do đó,
nếu các ngân hàng trong nước không nắm bắt và
thay đổi theo xu thế, cải thiện khả năng ứng dụng
trên điện thoại di động của các tiện ích dịch vụ,
phát triển mạnh các hỗ trợ dịch vụ qua internet thì
việc khách hàng tiếp tục sử dụng và gắn bó lâu dài
với ngân hàng là rất khó khăn. Điều các ngân hàng
trong nước cần chú trọng là tối đa hóa trải nghiệm
khách hàng dựa trên việc nắm bắt và hiểu rõ xu
hướng trên.
- Thách thức trong xu hướng giảm dần vai trò của
các chi nhánh. Các chi nhánh không còn đóng vai
trò quan trọng và cũng sẽ không phải là kênh phân
phối mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai.
- Thách thức do hạn chế về nguồn lực tài chính
trong đầu tư công nghệ, thiếu trung tâm dữ liệu dự
phòng: Việc đầu tư cho hạ tầng công nghệ của một
số ngân hàng còn khá hạn chế do chi phí cho phát
triển và thực thi cao. Điều này tác động không nhỏ
đến vấn đề an ninh công nghệ thông tin trong bối
cảnh công nghệ phát triển ngày càng tiên tiến và
tinh vi, dễ dẫn đến nguy cơ mất quyền kiểm soát hệ
thống của các ngân hàng. Nhà nước có thể đứng ra
hỗ trợ các ngân hàng thông qua việc xây dựng một
trung tâm dịch vụ công cung ứng hạ tầng cơ sở dữ
liệu dự phòng.
- Thách thức chung cho toàn hệ thống ngân hàng
về bảo mật thông tin và an ninh mạng tài chính quốc
gia, về các loại tội phạm công nghệ cao, cũng như
thách thức về trình độ, năng lực, số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin.
Cuộc CMCN 4.0 đang đem đến những thay đổi
lớn trong nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng với tốc
độ biến đổi nhanh chóng, phạm vi ảnh hưởng lớn,
tác động sâu sắc đến các chính phủ, doanh nghiệp
và người dân, đem đến cả về cơ hội cũng như thách
thức. Trong bối cảnh như vậy, để vượt qua những
thách thức của sự thay đổi, các ngân hàng ngày nay
phải nhanh chóng đổi mới, cụ thể là: Các ngân hàng
phải tiếp tục thích ứng với những thay đổi; Thay đổi
văn hóa kinh doanh; Nghiên cứu xây dựng thương
hiệu và nâng cao uy tín; Khẳng định vị trí quan
trọng của ngân hàng trong việc phát triển các dịch
vụ ngân hàng để tồn tại và phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016: Báo cáo đánh giá tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số định hướng hoạt động của
ngành Ngân hàng Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo OECD (2016);
2. PwC. (2016), Khảo sát “Những ranh giới bị xóa nhòa: Các FinTech đang định
hình ngành dịch vụ tài chính như thế nào”;
3. Tô, H.V., Vũ, X.T. (2016), Ngành Ngân hàng trước tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Ngân hàng số 15/2016;
4. Schwab, K. (2016), The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to
respond
-
revolution-what-it-means-and-how-to-respond/;
5. WEF. (2016), The Future of Jobs: Employment, Skills and Workforce Strategy
for the Fourth Industrial Revolution.
Future_of_Jobs.pdf.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...120
Powered by FlippingBook