K2 T2 - page 10

10
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm, từ
50,51% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 xuống
38% vào năm 2015.
Về quy mô vốn, vốn đầu tư công đã tăng từ 268.148
tỷ đồng năm 2006 lên 397.040 tỷ đồng năm 2015. Trong
giai đoạn này, tốc độ tăng trung bình của vốn đầu tư
công mỗi năm là 5,77%, đứng sau tốc độ tăng khu vực
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 15,74%/
năm và khu vực ngoài nhà nước là 11,89%/năm. Đáng
chú ý trong cả giai đoạn là sự tăng vọt của vốn đầu tư
công năm 2009, lên 318.498 tỷ đồng, mức tăng 22,56%
do các gói kích cầu đầu tư của Chính phủ nhằm đối
phó với suy thoái kinh tế. Trong các năm 2011- 2012,
tốc độ tăng vốn đầu tư công có dấu hiệu chậm lại do
những lo ngại về lạm phát và tăng trưởng nóng. Năm
2013 - 2014, vốn đầu tư tiếp tục tăng trưởng khá với tốc
độ là 7,7% và 8,1% do Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh
giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
(NSNN). Năm 2015 mức tăng là 4,57%.
Về cơ cấu vốn, vốn đầu tư công được hình thành
từ 3 nguồn chủ yếu, đó là vốn từ NSNN, vốn vay và
vốn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Vốn từ
NSNN luôn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong các nguồn vốn và đang có xu hướng giảm dần
về tỷ trọng, với tỷ trọng 53% năm 2006 và năm 2015
đã giảm xuống 42,42%. Đồng thời, vốn đầu tư của
Thực trạng đầu tư công của Việt Nam
Diễn biến nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong suốt giai
đoạn vừa qua gắn liền với việc tăng mạnh vốn đầu tư.
Trong 10 năm qua, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội tính
theo giá so sánh đã tăng 2,06 lần, từ 506.404 tỷ đồng
năm 2006 lên 1.044.976 tỷ đồng năm 2015. Trong đó,
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã
hội là vốn đầu tư công, đây là nguồn vốn đóng vai trò
quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội đất
nước. Tuy nhiên, nhằm thực hiện chủ trương cắt giảm
và tái cơ cấu đầu tư công, tỷ trọng nguồn vốn này
NÂNG CAOHIỆUQUẢ QUẢN LÝ
VÀ SỬDỤNGVỐNĐẦUTƯ CÔNG
ThS. Nguyễn Thị Kim Phượng, ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Tăng trưởng kinh tế của Việt Namthời gian qua phần nhiều là nhờ vào vốn đầu tư, tuy nhiên, sự gia tăng quy
mô vốn nếu không gắn liền với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sẽ dẫn đến thất thoát lãng phí,
làmgiảmhiệu quả đầu tư công. Bài viết chỉ ra những hạn chế trong hoạt động quản lý đầu tư công của Việt
Nam, từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam.
Từ khóa: Đầu tư công, quản lý đầu tư công, tăng trưởng
Ngày nhận bài: 20/12/2016
Ngày chuyển phản biện: 25/12/2016
Ngày nhận phản biện: 10/01/2017
Ngày chấp nhận đăng: 20/01/2017
Vietnamese economic growth in recent
time is largely due to investment, however,
the increase in investment scale is not tied
to raising management and use effectiveness
and could lead to extravagancy and reducing
the effectiveness of state investments. This
paper points out the shortcomings in state
investments in Vietnam, through which
proposes a number of measures to improve the
efficiency of state investments.
Keyword: State investments, state investment
management, growth
HÌnh 1: Quy mô vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng, %)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...120
Powered by FlippingBook