K2 T2 - page 8

8
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Thứ tư,
thực hiện tái cơ cấu các ngành kinh tế
chưa tạo ra được sự thay đổi tích cực đủ lớn trong
cơ cấu kinh tế giữa các ngành, nội ngành: Tái cơ cấu
nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tiến
triển chậm so với yêu cầu hội nhập và thích nghi
với biến đổi khí hậu. Tái cơ cấu công nghiệp và dịch
vụ chưa thay đổi cơ bản theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả.
Thứ năm,
thực hiện tái cơ cấu vùng kinh tế chưa
đi vào thực chất, chưa tuân thủ các nguyên tắc thị
trường trong liên kết vùng: Không gian phát triển
còn bị chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu thể
chế tạo liên kết giữa các địa phương và giữa các
vùng để phát huy cao nhất tiềm năng.
Các hạn chế của quá trình thực hiện tái cơ cấu
nền kinh tế trong thời gian qua được xác định là bắt
nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu như: Chậm đổi
mới thể chế huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực phát triển; Tổ chức thực hiện tái cơ
cấu nền kinh tế còn thiếu hiệu lực và đồng bộ; Tái cơ
cấu nền kinh tế chưa gắn kết với quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế; Năng lực bộ máy hành chính quản lý
nhà nước về kinh tế còn hạn chế và vai trò giám sát
các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với tái
cơ cấu nền kinh tế còn chưa được phát huy đầy đủ…
Các mục tiêu cần đạt được đến năm 2020
Bối cảnh phát triển của Việt Nam trong giai đoạn
2016 - 2020 có nhiều đổi khác so với giai đoạn trước
đây. Hội nhập đã chuyển sang một giai đoạn mới
về chất. Việt Nam đã hoàn thành đàm phán và đi
vào thực thi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới, vì thế, Việt Nam phải thay đổi căn bản
thực lực của mình tận dụng cơ hội trong hội nhập
để vươn lên. Nghĩa là Việt Nam phải ráo riết tái cơ
cấu kinh tế nhưng là tái cơ cấu theo hướng hội nhập
hiện đại, bảo đảm tuân thủ các cam kết hội nhập.
Trong bối cảnh đó, chủ trương tái cơ cấu nền kinh
tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tiếp tục được
Đảng ta khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương
4 khoá XII. Ngày 8/11/2016, tại kỳ họp thứ hai, khóa
XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch
cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch
được đánh giá là bước tiếp tục hoàn thiện những
công việc chưa làm xong trong giai đoạn 2011 - 2016
và là bước triển khai cụ thể Nghị quyết Đại hội Đảng
xoay quanh nội dung tái cơ cấu nền kinh tế gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng.
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-
2020 đã nêu rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt được gồm:
Giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, đến năm 2020 xuống
Thứ ba,
tái cơ cấu các ngành kinh tế đã đạt được
một số thay đổi về chuyển dịch tỷ trọng các ngành:
Tái cơ cấu nông nghiệp được tiến hành theo 3 hướng:
Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, tổ chức lại sản xuất và phát triển xúc
tiến thương mại bước đầu đạt kết quả tích cực; Tái
cơ cấu công nghiệp đã tạo ra được sự thay đổi tích
cực trong cơ cấu nội bộ ngành theo hướng gia tăng
tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công
nghiệp khai thác và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tái cơ cấu ngành dịch vụ được triển khai tích cực
theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung
đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản
phẩm, đặc biệt là sản phẩm có năng lực cạnh tranh.
Thứ tư,
tái cơ cấu vùng kinh tế được chú trọng
thực hiện: Các quy hoạch vùng được rà soát, bổ
sung (quy hoạch 6 vùng kinh tế - xã hội, 4 vùng
kinh tế trọng điểm). Tập trung đầu tư vào 5 vùng
kinh tế ven biển, 8 vùng kinh tế cửa khẩu giai đoạn
2011 – 2015. Một số sáng kiến liên kết kinh tế vùng
đã được triển khai.
Thứ năm,
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng theo
hướng tự do hơn, thuận lợi hơn, kinh tế thị trường
hơn, từng bước đa dạng hóa đối tác, đa dạng hóa thị
trường và đa dạng hóa sản phẩm.
Một số hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tái
cơ cấu kinh tế vẫn còn không ít hạn chế.
Thứ nhất,
tái cơ cấu kinh tế chưa tác động đáng kể
đến thay đổi mô hình tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế
chủ yếu theo chiều rộng, việc mở rộng quy mô, nâng
cao chất lượng, hiệu quả chưa đạt mục tiêu đề ra.
Thứ hai,
môi trường vĩ mô ổn định nhưng chưa
vững chắc: Cân đối lớn của nền kinh tế chưa thật sự
bền vững, xử lý nợ xấu chưa thực chất, cân đối ngân
sách nhà nước (NSNN) còn hết sức khó khăn, thâm
hụt lớn và kéo dài, nợ công tăng nhanh...
Thứ ba,
việc thực hiện 3 trọng tâm tái cơ cấu nền
kinh tế chưa đạt được mục tiêu đề ra: (i) Cơ cấu đầu
tư chậm thay đổi, tình trạng lãng phí, thất thoát còn
phức tạp và hiệu quả đầu tư còn thấp so với yêu
cầu; (ii) Tái cơ cấu DN tiến triển chậm và thiếu thực
chất, cổ phần hóa DNNN chưa gắn chặt với tái cơ
cấu và đa dạng hóa sở hữu, vai trò trực tiếp kinh
doanh của Nhà nước vẫn còn lớn so với thông lệ
quốc tế trong nhiều ngành, lĩnh vực; (iii) Tái cơ cấu
hệ thống tài chính còn nhiều vướng mắc, thay đổi
về cơ cấu thị trường diễn ra chậm. Một số yếu kém
có tính hệ thống và dài hạn chưa được giải quyết
cơ bản, nợ xấu, sở hữu chéo và quản trị ngân hàng
chưa được giải quyết một cách thực chất.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...120
Powered by FlippingBook