K2 T3 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
5
chỉ số này của Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các
nước trong khu vực.
Nguyên nhân của những yếu kém trong việc sử
dụng vốn đầu tư công được xác định như sau:
Một là,
hệ thống thể chế về quản lý đầu tư công
chưa được thống nhất dẫn đến phạm vi đầu tư công
chưa rõ ràng. Luật Đầu tư công (2015) quy định vốn
đầu tư công bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn
công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn
trái phiếu chính quyền địa phương vốn ODA và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn
thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối
ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của
ngân sách địa phương để đầu tư. Trong khi đó, Luật
Ngân sách nhà nước lại tập trung vào vốn ngân sách
nhà nước, các văn bản quản lý của Thủ tướng Chính
phủ cũng chỉ tập trung vào vốn ngân sách nhà nước
và vốn trái phiếu chính phủ.
Hai là,
quá trình tái cơ cấu đầu tư công chưa thực
sự toàn diện, cụ thể. Thời gian qua, việc tái cơ cấu
đầu tư chủ yếu mang tính ngắn hạn theo các nghị
quyết, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ. Thực hiện phân bổ, quản lý vốn đầu tư
theo kế hoạch trung hạn chưa cân đối khiến các bộ,
ngành, địa phương bị động.
Ba là,
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đầu tư
công vẫn còn nhiều bất cập. Trung ương khó kiểm
soát hết được đầu tư của địa phương, việc đầu tư
vẫn còn phân tán, dàn trải, kém hiệu quả và mất
cân đối ở các bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh
đó, công tác xác định và lựa chọn tiêu chí đánh giá
hiệu quả kinh tế - xã hội của một số công trình, dự
án đầu tư công còn khó khăn.
Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công?
Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
trong những năm tới cần thực hiện tái cơ cấu kinh tế
sâu rộng. Đối với chính sách tăng trưởng, tài chính
công và đầu tư công, tác giả đề xuất các giải pháp
cơ bản sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý
công, tập trung thống nhất về phạm vi đầu tư.
Trên cơ sở đó, triển khai kế hoạch đầu tư công
trung hạn. Xây dựng và thực hiện hệ thống thông
tin phục vụ công tác chuẩn bị lập dự án ngân
sách, có quy trình quản lý, cập nhật kịp thời tình
hình thu chi ngân sách để cho các cấp chính quyền
thực hiện và tự chịu trách nhiệm. Tập trung đầu
tư công vào các công trình trọng điểm, có tính
đột phá và lan tỏa nhằm nhanh chóng đưa vào
sử dụng.
Thứ hai,
tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát và phân bổ vốn đầu tư theo các nguyên tắc
và tiêu chí đã đưa ra, đảm bảo tính công khai,
minh bạch. Đối với các công trình xây dựng cơ
bản thì cần kiên quyết thu hồi các khoản tạm
ứng và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng. Đặc biệt,
tăng cường kỷ luật tài chính trong quản lý vốn
đầu tư công, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai
phạm pháp luật.
Thứ ba,
đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư toàn xã
hội, đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh tế
xã hội. Giảm dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà
nước (<40%) và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút
đầu tư công của khu vực ngoài nhà nước và khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài để tăng dần tỷ trọng vốn
ở các khu vực này.
Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công cần có
sự đảm bảo đồng bộ trong đột phá thể chế, thúc đẩy
cải cách thể chế từ vĩ mô đến vi mô, tạo động lực về
chất cho sự phát triển của đất nước. Có như vậy việc
sử dụng hiệu quả và khơi thông dòng chảy vốn đầu
tư công mới triệt để và bền vững trong nền kinh tế
xã hội Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê các năm từ 2006 đến 2016;
2. Bùi Trinh (2009), Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số
ICOR, Báo cáo chuyên đề cho Viện Kinh tế Việt Nam;
3. Các trang điện tử: Tapchitaichinh.vn, Chinhphu.vn…
Hình 2: Hệ số ICOR của Việt Nam
Nguồn: World Bank
So với tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, hệ
số hiệu quả đầu tư trên đồng vốn (ICOR) ở các
nước đang phát triển đạt mức 3,0 thì Việt Nam
có ICOR khá cao, giai đoạn 2007-2014 là trên
5. Tuy đã có sự cải thiện ở giai đoạn 2015-2016
(<5) nhưng chỉ số này củaViệt Namvẫn còn cao
hơn so với các nước trong khu vực.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...122
Powered by FlippingBook