K2 T3 - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
13
tăng trưởng nền kinh tế. So với các nước trong khu
vực và trên thế giới, quy mô và chất lượng dịch vụ
của Việt Nam quá thấp; Tốc độ chuyển dịch cơ cấu
GDP của nền kinh tế theo hướng dịch vụ hóa còn
rất chậm, so với 5 năm trước, tỷ trọng của các ngành
Dịch vụ trong GDP hầu như không thay đổi và mức
độ tác động lan tỏa thấp. Hiện ngành Dịch vụ chỉ
đóng góp khoảng 40% GDP, tỷ lệ này thấp hơn rất
nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở
nhóm nước phát triển, dịch vụ được đánh giá là
khu vực trọng điểm cho sự phát triển kinh tế, thông
thường dịch vụ đóng góp từ 70-80% GDP. Trường
hợp của Trung Quốc cho thấy là nền kinh tế đứng
thứ hai trên thế giới, đến nay nền kinh tế nước
này không đơn thuần chỉ dựa vào sản xuất mà còn
hướng đến dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Trong quá
trình hiện đại hoá nền kinh tế, các dịch vụ tài chính
nói chung, đặc biệt là thị trường chứng khoán, chăm
sóc y tế, kinh doanh nhỏ, giáo dục, vui chơi giải trí,
văn hoá, khoa học và nghiên cứu đóng góp trên 50%
GDP Trung Quốc trong năm 2015.
Tại Việt Nam, các ngành dịch vụ thậm dụng tri
thức, khoa học và công nghệ phát triển còn chậm.
Các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay
“huyết mạch”, có hàm lượng tri thức cao như: Tài
chính - tín dụng, khoa học và công nghệ, giáo dục
và đào tạo, y tế… còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong
GDP của toàn nền kinh tế và cũng thấp hơn so với
nhiều quốc gia trong khu vực, phản ánh chất lượng
tăng trưởng không cao.
Bên cạnh đó, hệ thống phân phối còn nhiều bất
cập, chi phí trung gian lớn, chưa kết nối thông suốt,
hiệu quả và chưa bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các
khâu từ sản xuất đến tiêu thụ; Chất lượng dịch vụ
còn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao; Các dịch vụ
khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết với
nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội,
chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên
cứu được.
Thực tế cho thấy, thị trường khoa học công nghệ
của Việt Nam còn sơ khai; Cơ sở vật chất và đầu
tư cho khoa học công nghệ còn chưa tương xứng;
Đóng góp của khoa học công nghệ vào quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa cao; Ứng dụng
công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử
còn chậm; Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng
còn nhiều bất cập; Sự gắn kết giữa công nghiệp -
nông nghiệp với dịch vụ còn nhiều bất cập; Các dịch
vụ đối ngoại phát triển vừa thiếu quy hoạch vừa
dưới tiền năng và chưa hiệu quả, chưa phát huy
hết các lợi thế và chuẩn bị tốt các điều kiện cho chủ
động hội nhập…
Ngoài ra, tuy số lượng doanh nghiệp trong
ngành Dịch vụ tăng nhanh nhưng quy mô còn rất
nhỏ và giá trị gia tăng bình quân của một doanh
nghiệp dịch vụ đang có xu hướng giảm. Có thể
nói, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ hiện nay đa phần là các doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ.
Định hướng và giải pháp
phát triển ngành Dịch vụ
Kinh nghiệm thực tế từ Trung Quốc cho thấy,
kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 (tháng
11/2012), quốc gia này đã đẩy mạnh điều chỉnh
chính sách, tập trung vào cải cách cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi phương thức, mô hình tăng trưởng theo
hướng bền vững, trong đó chuyển đổi từ mô hình
tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang mô
hình tăng trưởng cân bằng hơn, chủ yếu dựa vào
tiêu dùng nội địa và ngành Dịch vụ, đồng thời giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung phát triển các
ngành kinh tế trọng điểm, ngành Dịch vụ và ưu tiên
phát triển công nghệ cao...
Việt Nam có thể nghiên cứu và tận dụng được
những kinh nghiệm của Trung Quốc trong bối cảnh
đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng. Theo đó, cần đẩy mạnh phát triển ngành
Dịch vụ vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu,
theo hướng hiện đại, với tốc độ bình quân 7-7,5%/
năm, cao hơn tốc độ tăng các khu vực sản xuất và
GDP như mục tiêu đề ra. Cần nâng cao chất lượng
và đa dạng hóa loại hình dịch vụ gắn với việc phát
triển của khoa học công nghệ và vai trò của kinh tế
tri thức, phát triển dịch vụ trung gian nhằm tăng
cường sự kết nối bổ trợ giữa các ngành kinh tế, thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền
kinh tế nhằm đưa tỷ trọng dịch vụ đạt 45% GDP
vào năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu này, ngày 21/02/2017,
Chương trình hành động do Chính phủ ban hành
(kèm theo Nghị quyết 27/NQ-CP của Chính phủ)
thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016
của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá XII về một số chủ trương, chính sách lớn
nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng
cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động,
sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số
24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế
hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã
tiếp tục khẳng định cơ cấu lại và phát triển nhanh
các ngành Dịch vụ. Theo đó, Chính phủ chủ trương
duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành Dịch vụ cao
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...122
Powered by FlippingBook