K2 T3 - page 16

14
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hơn tốc độ tăng trưởng GDP; Tập trung phát triển
một số ngành Dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri
thức và công nghệ cao như: tài chính, ngân hàng;
hàng hải, logistics; dịch vụ kỹ thuật dầu khí; hàng
không; dịch vụ thương mại; dịch vụ giáo dục, đào
tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ; các loại dịch vụ
kiểm toán, tư vấn, pháp lý… Bên cạnh đó, thực hiện
có hiệu quả chương trình phát triển du lịch quốc gia,
tạo chuyển biến mạnh để đến năm 2020, du lịch cơ
bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Về tổng thể, để phát huy tiềm năng và đẩy mạnh
phát triển dịch vụ trong bối cảnh tái cơ cấu và đổi
mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, trong thời
gian tới, chúng ta cần chú ý thực hiện tốt các giải
pháp chủ yếu sau:
Một là,
cần hiểu rõ vai trò, vị trí của ngành Dịch
vụ trong thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra giá
trị gia tăng để có những định hướng phát triển bền
vững cho khu vực này trong thời gian tới. Theo
đó, cần xác định phát triển dịch vụ có vai trò quan
trọng, không chỉ trực tiếp tạo động lực phát triển,
mà còn tạo lập và củng cố sự liên kết, bảo đảm đầu
ra cho các ngành công - nông nghiệp và tác động
lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của
dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế của một nước
càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ - thương mại trong
cơ cấu ngành kinh tế càng lớn. Vì vậy, Nhà nước
cần tiếp tục có thêm nhiều chủ trương, chính sách
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát
triển để khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp
phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…
Hai là,
xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp,
chính sách và thể chế phù hợp và tạo thuận lợi cho
sự phát triển của ngành Dịch vụ. Trong đó, các bộ,
ngành liên quan tập trung nghiên cứu đề xuất ban
hành chính sách phát triển một số ngành Dịch vụ
tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao
như tài chính, ngân hàng, hàng hải, logistics, dịch
vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, dịch vụ thương
mại; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ logistics,
dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; các loại dịch vụ
kiểm toán, tư vấn, pháp lý...
Ba là,
thúc đẩy cạnh tranh trong ngành Dịch vụ,
đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ; Chú trọng đẩy mạnh
xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ
thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-
ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu
chính viễn thông, vận tải hàng không và đường
biển; Giảm thâm hụt cán cân dịch vụ. Bên cạnh đó,
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; Tiếp
tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, xác
định đúng và khai thác tốt các lợi thế và định huớng
chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, sản phẩm, cải thiện
năng lực đổi mới và công nghệ, nâng cao liên kết và
sức cạnh tranh kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ;
Đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng
lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các
lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
Bốn là,
thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích các
phát minh, sáng tạo trong ngành dịch vụ. Đặc biệt,
cần nâng cao năng suất lao động, tính chuyên nghiệp
trong hoạt động dịch vụ, coi đây là một trong những
giải pháp ưu tiên hàng đầu; Xây dựng các “vùng
liên kết dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” mở
rộng để tăng cường tác động lan tỏa của ngành Dịch
vụ đối với toàn bộ nền kinh tế; Xây dựng và thực thi
hiệu quả các hệ thống chuẩn quốc gia về chất lượng
hàng hóa và dịch vụ; Nâng cao chất lượng các dự
báo thị trường, trong đó dự báo cần bám sát, cập
nhật và đưa ra các cảnh báo cần thiết về các biến
động thị trường khách quan trong nước và quốc tế,
coi trọng dự báo tác động hai mặt của chính sách
theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường…
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2017), Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 về Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hanh Trung ương Đảng khoá XII về một số chủ
trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng
cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền
kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về
kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020;
2. Chính phủ (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm
2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 – 2020;
3. Nguyễn Minh Phong (2015), Nguyễn Trần Minh Trí, Phát triển dịch vụ trong
quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, báo Nhân dân;
4. Mai Phương (2016), Ngành Dịch vụ của Việt Nam phát triển chưa xứng
tầm, Petrotimes.
Tổ chức Thương mại Thế giới đã chia các hoạt
động dịch vụ khác nhau thành 12 ngành (trong
đógồm155 tiểungành): Cácdịchvụkinhdoanh;
dịch vụ bưu chính viễn thông; dịch vụ xây dựng
và các dịch vụ kỹ thuật liên quan khác; dịch vụ
phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụmôi trường;
dịch vụ tài chính; các dịch vụ xã hội và liên quan
đến y tế; các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan
đến lữ hành; các dịch vụ giải trí văn hoá, thể
thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác…
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...122
Powered by FlippingBook