TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 56

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
57
gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than- Kháng
sản Việt Nam, Tập đoàn Tài chính Bảo Việt… Với
hình thức tổ chức này, hiệu quả hoạt động KTNB đã
được nâng cao một bước.
Những tồn tại và hạn chế
Sau 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động
KTNB trong DN Việt Nam đã thể hiện được sự cần
thiết trong công tác quản lý DN. KTNB với vai trò
kiểm tra, kiểm soát độc lập trong nội bộ, phục vụ
cho quản lý. Tổ chức bộ máy KTNB đã vận dụng
một cách linh hoạt các mô hình tổ chức bộ máy
KTNB trên thế giới. Mô hình tổ chức KTNB đa
dạng, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của
mỗi đơn vị. Điều này đã tạo điều kiện cho KTNB
phát triển, không những giúp đơn vị xem xét, đánh
giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các
hoạt động (kể cả hoạt động kiểm soát nội bộ trong
đơn vị), mà còn đề xuất các giải pháp nâng cao, cải
thiện tình hình hoạt động đơn vị.
Bên cạnh những ưu điểm, tổ chức bộ máy KTNB
trong các DN Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế sau:
Thứ nhất,
do các quy định pháp lý về tổ chức
KTNB không mang tính bắt buộc và cũng không
quy định một cách rõ ràng, hoặc không xác định
rõ vị trí tổ chức cho bộ máy KTNB trong DN. Do
đó, trong các DN có tổ chức KTNB chủ yếu tập
trung vào các tổng công ty hoặc tập đoàn kinh
tế nhà nước. Trong các DN này, bộ máy KTNB
cũng được tổ chức theo nhiều mô hình rất khác
nhau. Tại một số DN, bộ phận KTNB tổ chức
thành một bộ phận chức năng độc lập trực thuộc
Tổng giám đốc; Ủy ban kiểm soát nhưng trong
một số DN khác KTNB lại được tổ chức thành
một tổ hay một bộ phận (nhỏ) nằm trong phòng
kế toán tài chính. Bộ phận kế toán thực hiện chức
năng xử lý và cung cấp thông tin đồng thời cũng
thực hiện chức năng kiểm tra kế toán. Thông tin
cung cấp cho các đối tượng sử dụng là các thông
tin tài chính đã được kiểm tra. Việc đặt bộ phận
KTNB nằm trong bộ phận kế toán (người phụ
trách KTNB là bán chuyên trách) sẽ ảnh hưởng
đến tính độc lập, khách quan của kiểm toán và
dẫn tới những bất cập trong tổ chức, điều hành.
Thứ hai,
tổ chức bộ máy KTNB trong DN cũng
chưa được quy định hay hướng dẫn khuôn mẫu,
hình thức tổ chức phù hợp. Thực tiễn các DN Việt
Nam tự mày mò xác định hình thức tổ chức bộ
máy KTNB phù hợp với đặc thù đơn vị. Chẳng
hạn như tổ chức bộ máy KTNB theo hình thức tập
trung tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chưa
phù hợp với quy mô. Tính đến tháng 5/2016, DN
một trong ba hình thức tổ chức sau:
Hình thức tập trung:
Theo hình thức này bộ
phận KTNB được tổ chức tại văn phòng tổng công
ty. Tại các đơn vị thành viên, công ty con không
tổ chức bộ phận KTNB. Trong hình thức này, bộ
phận KTNB thực hiện kiểm toán cho các đơn vị
trong công ty. Kết quả kiểm toán sẽ được báo cáo
cho tổng giám đốc và giám đốc của đơn vị thành
viên (được kiểm toán). Trong đó, xu hướng chủ
yếu của các công ty hiện này là phân công một
phó tổng giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo hoạt
động KTNB. Hình thức tổ chức bộ phận KTNB tập
trung tại tổng công ty được áp dụng cho các DN
có quy mô không lớn lắm.
Đơn cử cho hình thức tập trung này là bộ phận
KTNB được tổ chức tại Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam. Theo hình thức này, đứng đầu bộ
phận KTNB là Trưởng bộ phận KTNB chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ hoạt động
của bộ phận này. Nhân viên của bộ phận KTNB
thực hiện chuyên trách công việc kiểm toán và chủ
yếu được điều chuyển công tác từ các bộ phận
khác trong đơn vị như phòng kế toán, phòng kinh
doanh hay phòng kỹ thuật... hoặc được tuyển dụng
từ bên ngoài.
Hình thức phân tán:
Trong hình thức phân tán,
văn phòng KTNB của tổng công ty phải là nơi
tổng hợp và xử lý kết quả kiểm toán cuối cùng.
Kết quả kiểm toán từ kiểm toán viên nội bộ được
bố trí tại các đơn vị thành viên thực hiện công
việc kiểm toán tại đơn vị phụ trách. Đây là hình
thức đòi hỏi số lượng kiểm toán viên và chi phí
kiểm toán lớn, vì vậy hầu hết các DN đã không
lựa chọn mô hình này. Một số ít DN lựa chọn
theo mô hình này nhưng có điều chỉnh là kiểm
toán viên nội bộ của công ty mẹ sẽ tham gia kiểm
toán cùng với kiểm toán viên nội bộ của công ty
con nhằm tiếp kiệm chi phí. Tuy nhiên, bộ máy
KTNB vẫn cồng kềnh. Đại diện cho hình thức
này là tổ chức bộ máy KTNB của Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Tại các công ty con
của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
đều có khoảng 2 đến 3 kiểm toán viên dẫn đến
chi phí lớn. Đây là lý do khiến các DN Việt Nam
áp dụng phổ biến hình thức tập trung hoặc hình
thức nửa tập trung, nửa phân tán.
Hình thức nửa tập trung, nửa phân tán:
Với hình
thức tổ chức này, KTNB được tổ chức tại công ty
mẹ và chỉ tổ chức KTNB tại các DN thành viên mà
bản thân DN đó cũng là công ty mẹ của nhiều đơn
vị thành viên. Hình thức tổ chức này đang được
áp dụng tại các DN như Tập đoàn Dầu khí Quốc
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...121
Powered by FlippingBook