TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 60

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
61
áp dụng các thủ tục phù hợp với thực tế, không gò
bó bắt buộc phải thực hiện hết tất cả các thủ tục trong
chương trình kiểm toán chi tiết. Đồng thời, kiểm toán
viên cũng có thể tiến hành các thủ tục kiểm toán thay
thế nếu thủ tục gốc trong chương trình kiểm toán
không thực hiện được. Ví dụ như thủ tục kiểm toán
số dư đầu kỳ có thể được thay thế bằng việc kiểm
toán số dư cuối kỳ và phát sinh trong kỳ tương ứng.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Hiện nay các công ty kiểm toán thường khuyến
khích kiểm toán viên sử dụng các thủ tục phân tích
hơn là sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Đối với
khoản mục tài sản cố định, các thủ tục phân tích
ngang được áp dụng bằng cách so sánh giá trị tài
sản cố định (nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn
lại) giữa kỳ này với kỳ trước nhằm phát hiện biến
động bất thường. Đồng thời, kiểm toán viên cũng
áp dụng thủ tục phân tích dọc như so sánh tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản cố định, hay nguyên giá
tài sản cố định trên tổng tài sản giữa các kỳ. Khi
thực hiện các so sánh, kiểm toán viên cần tìm hiểu
và làm rõ tác động của các yếu tố gây nên sự biến
động đương nhiên đối với tài sản cố định (hay còn
gọi là biến động hợp lý) và chỉ ra nghi ngờ về sai
phạm có thể xảy ra.
Trong giai đoạn này, quan trọng nhất là việc
kiểm toán viên lựa chọn mô hình phân tích để xây
dựng và đánh giá tài sản cố định. Có nhiều mô hình
giúp kiểm toán viên có thể đánh giá được tính trung
thực và hợp lý của các khoản mục tài sản cố định
nhưng tùy vào từng trường hợp, từng khách hàng
cụ thể mà kiểm toán viên có thể linh hoạt vận dụng
mô hình phân tích cho phù hợp. Khi xây dựng và
phát triển mô hình, kiểm toán viên sẽ kết hợp giữa
những biến tài chính và biến hoạt động để đưa ra
dự đoán về những số liệu tài chính và số liệu hoạt
động. Căn cứ vào mục đích cụ thể của việc vận dụng
thủ tục phân tích và thông tin dữ liệu để kiểm toán
viên tiến hành xây dựng mô hình.
Việc vận dụng các mô hình là nhằm mục đích
dự đoán số liệu cuối kỳ trên các tài khoản tài sản
cố định hay để dự đoán về sự thay đổi so với năm
trước. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, cũng như
đối tượng khách hàng mà từng mô hình sẽ được
lựa chọn sao cho tối ưu nhất. Ví dụ, đối với khách
hàng mới, lần đầu kiểm toán nên chưa có các số
liệu tin cậy như số liệu đã kiểm toán năm trước,
do đó kiểm toán viên lựa chọn mô hình ước tính
dựa vào kế hoạch kinh doanh, kế hoạch mua sắm
tài sản cố định trong năm và tỷ lệ thay đổi của số
liệu của đơn vị. Đối với khách hàng thường niên,
việc áp dụng mô hình ước tính tài sản cố định
dựa trên các phương pháp như: Phương pháp
kiểm kê liên tiếp, phương pháp Cách tiếp cận theo
Renuka Mahadevan và Noriyoshi Oguchi. Các
công ty kiểm toán cũng cần phát triển mô hình
theo hướng chi tiết hoá dữ liệu và có thể chi tiết
thành nhiều mô hình nhỏ hơn để tăng tính chính
xác cho dự đoán.
Khi thực hiện thủ tục phân tích tài sản cố định,
kỹ thuật phân tích dựa trên số liệu bình quân ngành
ít được sử dụng. Thực tế này tồn tại ở hầu hết các
công ty kiểm toán đang hoạt động tại thị trường
Việt Nam. Nếu năm hiện hành là năm kiểm toán
đầu tiên, kiểm toán viên có thể sử dụng số liệu bình
quân ngành làm cơ sở so sánh. Việc so sánh tỷ lệ tài
sản cố định trong tổng tài sản của khách hàng với
dữ liệu bình quân ngành cung cấp cho kiểm toán
viên một cái nhìn tống quan về tình hình hoạt động
kinh doanh của khách hàng cũng như mức độ hợp
lý của tài sản cố định.
Thông thường, khách hàng có vị trí trung bình
trên thị trường và tỷ lệ tài sản cố định trong tổng
tài sản của khách hàng xấp xỉ số liệu bình quân
ngành. Nếu tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản
của khách hàng cao hơn nhiều hoặc thấp hơn nhiều
số liệu bình quân ngành, trừ khi phải có sự giải
thích hợp lý, nếu không các thông tin sẽ được cho
là thông tin ảo. Sự giải thích cho những biến động
bất thường như vậy có thể do khách hàng có lợi
thế ngành hoặc gặp phải bất lợi ngành. Nếu không
thu được sự giải thích hợp lý cho những biến động
đó, kiểm toán viên nên cân nhắc giả thuyết tài sản
cố định đã bị khai khống hoặc khai thiếu nhằm lợi
dụng các ưu đãi. Sau đó, kiểm toán viên sẽ thiết kế
các thủ tục kiểm toán để kiểm tra giả thuyết này.
Bên cạnh đó, các công ty kiểm toán chưa thực sự
gắn thủ tục phân tích với kiểm tra chi tiết khi phát
hiện dấu hiệu bất thường. Việc thường xuyên sử
dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính là điểm mạnh trong việc kiểm toán các khoản
mục, chu trình quan trọng như khoản mục tài sản cố
định nhưng chính điều này cũng tạo ra bất cập đối
với thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong một vài trường
hợp, kiểm toán viên có xu hướng tìm lời giải thích
Có nhiều mô hình gi p kiểm toán viên có thể
đánh giá được tính trung thực và hợp lý của các
khoản mục tài sản cố định nhưng tùy vào từng
trường hợp, từng khách hàng cụ thể mà kiểm
toán viên có thể linh hoạt vận dụng mô hình
phân tích cho phù hợp.
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...121
Powered by FlippingBook