So ky 2 thang 5 - page 105

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
103
Trong số nợ đóng BHXH có 1.400 t đồng là nợ
BHXH kéo dài nhiều năm đã ảnh hưởng đến quyền
lợi của hơn 1.900 lao động tham gia BHXH, số nợ
này có khả năng mất trắng do một bộ phận DN
thực sự khó khăn, không có khả năng đóng hoặc
đã phá sản.
Chế tài xử phạt còn nhẹ?
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do
người sử dụng lao động luôn tìm cách đối phó, trốn
tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH của người
lao động để tái sản xuất. Bên cạnh đó, do lãi suất
chậm đóng của nợ BHXH luôn thấp hơn lãi suất
vay ngân hàng, mức xử phạt nợ, chậm đóng BHXH
vẫn còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Mặc dù, chế
tài xử phạt vẫn là mức xử phạt nhẹ nên nhiều DN
không ngại vi phạm.
Để xử lý khoản “nợ xấu” này các cơ quan chức
năng cần phải xúc tiến đồng bộ nhiều giải pháp hơn
nữa, tích cực thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm
minh nhưng đồng thời cũng tăng cường công tác
tuyên truyền vận động đối với các DN và người lao
động để chấm dứt thực trạng này.
Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, công khai
danh sách các đơn vị nợ đọng, tập trung vào những
đơn vị có nguồn tài chính, hoạt động có lãi, có nộp
thuế nhưng trốn tránh trách nhiệm nộp các loại bảo
hiểm này theo quy định của pháp luật. Kiên quyết
áp dụng các biện pháp chế tài hợp pháp để thu hồi
nợ hiệu quả, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước,
cùng với tiếp tục tuyên truyền, vận động, tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị, mang lại lợi
ích chung, bền vững cho xã hội.
Bên cạnh đó, cần có phương án giải quyết
dứt điểm các khoản nợ đã kéo dài từ nhiều năm
trước. Bởi, số nợ đọng này có giữ lại thì chỉ làm
cho t lệ nợ đọng cao lên mà không có khả năng
thu hồi vì DN đã phá sản, giải thể, chủ DN đã
bỏ trốn. Nếu không xử lý dứt điểm vấn đề này,
hàng trăm nghìn người lao động không được
xử lý quyền lợi khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp…
KIM LÝ
Diễn biến phức tạp
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, hiện
nay số doanh nghiệp (DN) tham gia BHXH là trên
235.000 DN, trong khi đó dữ liệu do cơ quan thuế
quản lý khoảng gần 500.000 DN. Như vậy, gần 50%
DN hiện nay chưa tham gia BHXH, có thể gọi là trốn
đóng BHXH.
Tính đến cuối năm 2015, số tiền DN nợ đóng
BHXH là gần 10.000 t đồng, tương đương với
khoảng 4,88% của số phải thu; Đến cuối năm
2016 số nợ BHXH có giảm khoảng 7.500 t đồng,
bằng khoảng 3,3% số phải thu. Riêng quý I/2017,
tình hình số nợ tăng thêm gần bằng 4,5% số phải
thu, bằng gần 14.000 t đồng, tăng cao hơn so
với 2016.
Điều đáng lo ngại là tình trạng nợ đóng
BHXH hiện nay diễn ra ở tất cả các loại hình DN
và các khối cơ quan tham gia BHXH. Tuy nhiên,
theo thống kê, nợ đọng BHXH tập trung chủ yếu
là ở khối cơ quan ngoài quốc doanh. Riêng quý
I/2017, có nhiều DN phải tham gia, nợ BHXH
tương đối dài.
Chỉ riêng tại Hà Nội đã có khoảng hơn 50 DN nợ
chây ỳ với số nợ lên tới hàng t đồng. Có DN nợ đến
105 tháng hay 109 tháng. Điển hình là như: Công ty
cổ phần 116 CIENCO 1- Thanh Xuân (Hà Nội), nợ
BHXH 109 tháng, tương đương nợ 14,515 t đồng;
Công ty cổ phần Cầu 12 CIENCO1 sử dụng 732 lao
động, nợ 12 tháng với tổng số tiền 14,4 t đồng;
Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng 121 CIENCO1,
sử dụng 87 lao động, nợ 25 tháng với số tiền 12,2
t đồng; Tổng Công ty cổ phần Licogi - Chi nhánh
Licogi số 1 sử dụng 375 lao động, nợ 3 tháng với
tổng số tiền 7,7 t đồng; Công ty cổ phần Licogi
13 xây dựng và kỹ thuật công trình sử dụng 33 lao
động, nợ 80 tháng tương đương hơn 6 năm 8 tháng,
số nợ 6,3 t đồng…
Tình trạng nợ đọng BHXH này cũng diễn ra phổ
biến ở TP. Hồ Chính Minh, tiêu biểu như: Công ty
cổ phần xe khách Phương Trang (TP. Hồ Chí Minh)
nợ 28 t đồng; Công ty TNHH Nam Phương (TP.
Hồ Chí Minh) nợ hơn 20 t đồng…
TĂNG CƯỜNG CÔNG KHAI ĐƠNVỊ NỢBẢOHIỂMXÃHỘI
Những năm gần đây, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội luôn là vấn đề đáng báo động. Ngoài việc xử
phạt, cơ quan bảo hiểm xã hội đã khởi kiện nhiều doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm ra tòa nhưng dường
như các biện pháp này vẫn chưa đủ mạnh…
1...,95,96,97,98,99,100,101,102,103,104 106,107,108,109,110
Powered by FlippingBook