So ky 2 thang 5 - page 102

100
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
hình kinh tế vườn đồi với quy mô nhỏ, manh mún.
Do vậy, để đẩy mạnh mô hình kinh tế vườn đồi
phát triển bền vững, thì ngoài sự chủ động vươn lên
của các hộ nông dân, cần có sự giúp đỡ, đầu tư của
Nhà nước, trong đó quan trọng nhất là đưa ra các giải
pháp về tài chính tín dụng, cụ thể:
- Các ngân hàng và các quỹ tín dụng cần nghiên
cứu, rà soát các cơ chế, chính sách tín dụng còn tồn
tại bất cập để sửa đổi, bổ sung, bảo đảm phù hợp với
thực tế, theo hướng các chính sách đối với kinh tế hộ
gia đình miền núi cần đi vào trọng tâm, trọng điểm,
tập trung vào địa bàn cụ thể, bám sát thực tiễn, gắn
với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài
ra, ngân hàng cần nghiên cứu nâng mức cho vay của
chương trình tín dụng.
- Hoàn thiện chính sách cho vay, thời điểm vay,
định mức và lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ
nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số ở vùng miền
núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trong đó,
điều kiện vay vốn, định mức và lãi suất cho vay
cần phù hợp với tình hình thực tế địa phương và có
tính đến biến động của giá cả thị trường. Cần phối
hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự
án khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao hiệu quả
nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
- Chú trọng phát triển tài chính vi mô đối với lĩnh
vực nông nghiệp, đặc biệt là nông thôn miền núi bởi
đây là khu vực thường chịu nhiều rủi ro từ thiên tai
thời tiết, đa số có quy mô sản xuất nhỏ lẻ… Việc phát
triển và cung cấp các khoản vay nhỏ, các dịch vụ,
sản phẩm tài chính, bảo hiểm nông nghiệp tới đối
tượng hộ gia đình sản xuất - kinh doanh, giúp họ
tránh được rủi ro, thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Trường hợp khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch
bệnh phát sinh trên diện rộng, các TCTD xem xét cơ
cấu lại nợ, giãn nợ hoặc xóa nợ cho các hộ gia đình.
- Ngân hàng Nhà nước nên xem xét bổ sung chính
sách cho vay tín chấp qua đoàn thể, hoặc bảo đảm bằng
cây trồng, vật nuôi có bảo hiểm để người dân tiếp cận
được vốn tín dụng ngân hàng; Hướng dẫn cho vay đúng
đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý,
giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi…
Tài liệu tham khảo:
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế 5 năm trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn
2016 – 2020;
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (2001), Đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2010;
3. Cổng thông tin điện tử huyện Sông Mã, Báo cáo kinh tế - xã hội tổng hợp qua
các năm (2011-2016);
4. Một số website như: sbv.gov.vn, thoibaonganhang.vn...
dich vu đap ưng tôt nhu câu san xuât va tiêu dung cua
nhân dân; Tông thu ngân sach nha nươc ươc đat 762 tỷ
đông; Thu ngân sach trên đia ban ươc đat 61 tỷ đông;
Ti lê hô ngheo giam 2-3 % so vơi năm 2015…
Đặc biệt, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển
dịch tích cực, theo hướng tăng dần t trọng ngành
chăn nuôi và dịch vụ. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng
chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích;
từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên
canh, tập trung, sản xuất lương thực, trồng rau, hoa
và vùng cây ăn quả chất lượng cao (hoa đạt 250-300
triệu đồng/ha, nhãn đạt 400-500 triệu đồng/ha)...
Toàn huyện Sông Mã hiện co gần 50 hô gia đinh san
xuât tiêu biêu trong linh vưc san xuât nông nghiêp,
trong đo co một số hô gia đinh thu nhâp tư 500 triêu
đồng/năm trơ lên…
Tuy nhiên, thực tế tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
cho thấy, vẫn còn tình trạng kinh tế hộ gia đình trong
Huyện phát triển chưa được như tiềm năng, quy mô
sản xuất nhỏ bé, manh mún, thiếu sự đồng bộ liên kết,
dẫn đến tình trạng mất cân đối trong sản xuất, cung
ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, gây thiệt hại không
nhỏ cho hộ nông dân. Vẫn còn không ít hộ gia đình
chưa vay tiếp cận được vốn ưu đãi ngân hàng để sản
xuất - kinh doanh. Một số hộ nông dân dù được vay
vốn tín dụng ưu đãi nhưng không có khả năng trả nợ.
Thậm chí, ngay cả mô hình hợp tác xã trong huyện
cũng không tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân
hàng thương mại do không có tài sản thế chấp hoặc
chưa có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Một vài đề xuất, kiến nghị
Với đặc thù địa lý của các tỉnh miền núi với điều
kiện tự nhiên không thuận lợi, thời tiết, khí hậu diễn
biến phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, hộ gia
đình vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển cây
trồng, vật nuôi thường đối mặt với nhiều rủi ro, thiệt
hại, khó trả nợ ngân hàng khi mất mùa, thiên tai, dịch
bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển
sang cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, vấn đề
cạnh tranh đầu ra cho sản phẩm cũng rất khắc nghiệt
trong khi mô hình kinh tế hộ nông dân, đặc biệt mô
Đến ngày 31/12/2016, dư nợ tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổ
chức tín dụng (không bao gồm dư nợ cho vay
của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng
Phát triểnViệt Nam) đạt 996.610 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 18% tổng dư nợ tín dụng đối với nền
kinh tế và tăng 18% so với ngày 31/12/2015.
1...,92,93,94,95,96,97,98,99,100,101 103,104,105,106,107,108,109,110
Powered by FlippingBook