So ky 2 thang 5 - page 98

96
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
của một chi nhánh nào đó và từ đó lan ra toàn hệ
thống, các ngân hàng đã áp dụng nhiều giải pháp
để hạn chế những rủi ro này.
Thực trạng rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Đông Á - Thái Nguyên
Việc phân loại nợ trong các chi nhánh của toàn
hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Đông
Á (TMCP) được chia thành từng mảng riêng, phù
hợp với từng nhóm khách hàng:
+ Đối với khách hàng là DN, tổ chức tín dụng:
Dư nợ được phân loại dựa trên kết quả hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP
Đông Á. Có 5 nhóm nợ bao gồm: Nợ nhóm 1
(khách hàng xếp loại AAA, AA, A); Nợ nhóm
2 (khách hàng xếp loại BBB, BB); Nợ nhóm 3
(khách hàng xếp loại B, CCC, CC); Nợ nhóm 4
(khách hàng xếp loại C); Nợ nhóm 5 (khách hàng
xếp loại D).
+ Đối với khách hàng là tư nhân cá thể, khách
hàng là DN nhưng không đủ thông tin để xếp
hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì
căn cứ vào Quyết định 493/QĐ – NHNN để thực
hiện phân loại dư nợ.
Hệ thống xếp hạng khách hàng DN
Các bước thực hiện bao gồm 6 bước:
- Bước 1: Thu thập thông tin
- Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh
- Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô DN
- Bước 4: Xác định loại hình sở hữu khách hàng
- Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (bao
gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính)
- Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng
Điểm của khách hàng = điểm các chỉ tiêu tài
C
ác doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh
doanh khi tìm kiếm lợi nhuận cũng phải
đối mặt với những rủi ro. Riêng ngân
hàng, với hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ
và tín dụng, có ảnh hưởng tới toàn bộ tính ổn định
của nền kinh tế thì việc gặp phải rủi ro là vô cùng
nguy hiểm.
Giai đoạn năm 2011 – 2012, các ngân hàng tại
Việt Nam lao đao vì hậu quả của tình trạng tăng
trưởng quá “nóng” với các điều kiện tín dụng
được nới lỏng quá mức trước đó. Đến năm 2013,
tốc độ gia tăng nợ xấu trên toàn hệ thống ngân
hàng diễn ra một cách mạnh mẽ và nó là nguyên
nhân cơ bản gây tắc nghẽn tín dụng. Điều này
đã làm cho các ngân hàng gánh chịu những hậu
quả lớn nhưng chung quy lại vẫn là việc quản trị
rủi ro kém hiệu quả. Để hạn chế những khoản nợ
xấu dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh khoản
HẠN CHẾ RỦI ROTÍNDỤNG
TẠI NGÂNHÀNGTMCPĐÔNGÁ–CHI NHÁNHTHÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH, LÊ THU HOÀI, NGUYỄN NGỌC LÝ
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Rủi ro tín dụng luôn hiện hữu và là vấn đề khó tránh khỏi của các ngân hàng. Qua những phân tích thực
tế, tác giả nhìn nhận thực trạng của hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Thái Nguyên. Từ đó, bài viết đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Thái Nguyên.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, lợi nhuận, khả năng thanh toán
Credit risk is unavoidable for all banks,it
causes unpredictable consequences such
as: loss of profits, credit crunches, impaired
liquidity, etc. The outcomes will drag a bank
backward and challenge the bank development.
Based on the actual analysis, the author
studies the current status of credit activities
and credit risk in DongA Bank - Thai Nguyen
Branch. From that views, the article proposes
solutions to limit credit risk in DongA Bank
- Thai Nguyen Branch.
Keywords: Credit risk, profitability, solvency
1...,88,89,90,91,92,93,94,95,96,97 99,100,101,102,103,104,105,106,107,108,...110
Powered by FlippingBook