So ky 2 thang 5 - page 86

84
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
sản xuất, chế biến thì được ghi nhận vào giá gốc hàng
tồn kho. Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho
liên quan đến việc tiêu thụ hàng tồn kho thì được tính
vào chi phí bán hàng.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo
quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi
xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá
trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực
hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và
ghi nhận chi phí. Nguyên tắc xác định giá gốc hàng
tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư,
hàng hóa, theo nguồn hình thành và thời điểm tính
giá. Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản
ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho
của DN (nếu DN thực hiện kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng
để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế
toán của DN (nếu DN thực hiện kế toán hàng tồn kho
theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Theo quy định của Bộ Tài chính, trong một DN chỉ
được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán
hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn
phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại DN
phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng
loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận
dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán
trong niên độ kế toán. Cụ thể:
- Đối với phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương
pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có
hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa
trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương
pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng
tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình
biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá
trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định
ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế
toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho,
so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế
toán. Về nguyên tắc, số tồn kho thực tế phải luôn phù
hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch
phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp
thời. Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng cho
các DN sản xuất và các DN thương mại kinh doanh
các mặt hàng có giá trị lớn nhưmáy móc, thiết bị, hàng
có kỹ thuật, chất lượng cao...
- Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp
hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản
ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế
toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật
tư đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ +
Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến
động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho)
không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán
hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và
nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên Tài
khoản 611 “Mua hàng”. Công tác kiểm kê vật tư,
hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác
định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá
vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho
sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của
Tài khoản 611 “Mua hàng”. Như vậy, khi áp dụng
phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán
hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết
chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản
ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
Theo các chuyên gia kế toán, phương pháp kiểm
kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm
nhẹ khối lượng công việc hạch toán nhưng độ chính
xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị
ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho,
quầy, bến bãi. Hiện nay, phương pháp kiểm kê định
kỳ thường áp dụng ở các DN có nhiều chủng loại hàng
hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá
trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán
thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...).
Phương pháp xác định
giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ
Từ ngày 1/1/2017, khi xác định giá trị hàng tồn kho
xuất trong kỳ, DNNVV phải áp dụng theo một trong
các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh:
Phương pháp
này được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng lần
nhập hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất
ra nên chỉ áp dụng cho các DN có ít mặt hàng hoặc
mặt hàng ổn định và nhận diện được chi tiết về giá
nhập của từng lô hàng tồn kho.
- Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương
pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được
tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho
đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua
hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được
tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ
thuộc vào điều kiện của mỗi DN.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Phương
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...110
Powered by FlippingBook