So ky 2 thang 5 - page 76

74
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh hàng thực
phẩm hiện nay khi tiến hành các hoạt động truyền
thông chủ yếu là để thông tin về sản phẩm và hình
ảnh của doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động bán
mà xem nhẹ mục đích thiết lập mối quan hệ và xây
dựng niềm tin với khách hàng.
Qua khảo sát bằng phương pháp quan sát và
quan trắc của tác giả tại các doanh nghiệp kinh
doanh hàng thực phẩm hiện nay trên thị trường
miền Bắc, đối với hoạt động truyền thông tại điểm
bán, các doanh nghiệp đã có sự đầu tư cho các hoạt
động truyền thông qua nhiều công cụ khác nhau với
nhiều kênh truyền thông khác nhau. Cụ thể:
- Quảng cáo vẫn là công cụ được sử dụng mạnh
nhất và được thực hiện qua nhiều phương tiện, vừa
quảng cáo qua biển hiệu, qua bao bì sản phẩm, qua
các điểm trưng bày, giới thiệu, khuyến khích khách
hàng dùng thử tại quầy, thậm chí qua giới thiệu
và cổ động của đội ngũ nhân viên bán, lắp đặt các
thiết bị điện tử như tivi để trình chiếu về các thông
điệp quảng cáo của sản phẩm, qua tờ rơi, catalogue
giới thiệu sản phẩm kết hợp chương trình xúc tiến
bán…Tuy nhiên, các chương trình quảng cáo này
như đã nói ở trên chủ yếu hướng tới khích lệ khách
hàng mua.
- Quan hệ công chúng: Các hoạt động sự kiện tại
điểm bán khi có sản phẩm mới hoặc vào các thời
điểm đặc biệt (ngày lễ, Tết…) tuy nhiên các hoạt
động này vẫn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Chúng cũng thường diễn ra trong một thời gian
chưa đủ lâu để tác động tác sự chú ý, quan tâm
của khách hàng, hoặc thường là những sự kiện quy
mô nhỏ tại từng điểm bán rời rạc, chưa mang tính
hệ thống.
- Xúc tiến bán hàng: Các doanh nghiệp chủ yếu
áp dụng các chương trình giảm giá theo các thời
điểm. Hoạt động thu hút nhóm khách hàng thu
nhập trung bình, nhạy cảm với giá.
Một số đề xuất
Trước thực trạng trên, để các doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả bán hàng tiêu dùng sản phẩm, mang
lại hiệu quả kinh doanh, tiện ích cho khách hàng,
cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
nhà sản xuất và tổ chức kinh doanh
cùng nhau bắt tay xây dựng chiến lược truyền
thông bài bản. Việc gia tăng truyền thông nhãn
hiệu không chỉ giúp tiêu thụ sản phẩm của nhà
sản xuất mà còn làm doanh số của nhà bán lẻ tăng
thêm. Vì thế, quảng cáo tại kênh bán lẻ là trách
nhiệm của 2 bên, theo đó chi phí quảng cáo này
phải được chia sẻ.
Các doanh nghiệp cần thực hiện truyền thông
kết hợp với điểm bán các mặt hàng liên quan
hoặc nhóm mặt hàng mà khách hàng mục tiêu
thường xuyên mua. Chẳng hạn, mua hàng thực
phẩm tiêu dùng kết hợp chương trình bán quần
áo, mỹ phẩm… Bên cạnh đó, thực hiện truyền
thông tại các điểm bán dựa trên nền tảng thiết
bị di động (như kết hợp với nhà mạng hoặc các
trang mạng xã hội…)
Thứ hai,
các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo:
Cần tận dụng sức mạnh của liên minh, liên kết
phối hợp với sức mạnh công nghệ thông tin để
phát huy tối đa hiệu quả truyền thông tại điểm
bán. Các hoạt động này nên hướng theo cách xây
dựng mối quan hệ và niềm tin của khách hàng
hơn là hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tức thời
trong ngắn hạn.
Như vậy có thể nói, thị trường bán lẻ hàng
thực phẩm tiêu dùng hiện nay quy mô rất lớn
và cũng có những thay đổi lớn trong hành vi
mua của khách hàng – xu hướng dịch chuyển
mua hàng offline sang mua hàng online. Do đó,
hoạt động truyền thông marketing cũng phải có
những thay đổi cho phù hợp. Trong giới hạn của
bài báo này, tác giả mới chỉ đề cập đến những
vấn đề chung nhất trong truyền thông tại các
điểm bán lẻ hàng tiêu dùng thực phẩm hiện nay.
Điều này gợi mở những cơ hội và những thách
thức mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng thực
phẩm đối diện, từ đó, có những nghiên cứu sâu
hơn về các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động truyền thông tại điểm bán.
Tài liệu tham khảo:
1. ACNielson (tháng 3/2017), Báo cáo nghiên cứu về thị trường hàng tiêu dùng;
2. ACNielson (tháng 4/2017), Báo cáo nghiên cứu về thị trường hàng tiêu dùng;
3. Hoàng Thị Bảo Thoa (2013), Sử dụng các công cụ quảng cáo hiện đại ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Kinh tế và kinh doanh;
4. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo chỉ số thương mại điện tử
năm 2017;
5. ThS. Nguyễn Hoàng Sinh (2013), Đánh giá vai trò của kênh truyền thông tại
điểm bán đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập.
Tiềm năng về thị trường hàng tiêu dùng tại
Việt Nam rất lớn, đồng nghĩa với áp lực cạnh
tranh trên thị trường này cũng ngày càng khốc
liệt. Để có chỗ đứng và phát triển bền vững, các
doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng cần
nỗ lực vận dụng các công cụ hỗ trợ kinh doanh,
trong đó công cụ rất hữu ích là truyền thông
marketing.
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...110
Powered by FlippingBook