So ky 2 thang 5 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
81
dù đã có Luật Kiểm toán độc lập cùng hệ thống
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) nhưng vẫn
chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc vận
dụng các chuẩn mực này trong thực tiễn. Ngoài
ra, chưa có đầy đủ các quy định cụ thể về mức
phí kiểm toán; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của công ty kiểm toán, khách hàng, đơn vị được
kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết
quả kiểm toán…
- Thách thức từ hội nhập:
Theo Lại Phương Thảo
(2016), hội nhập quốc tế sẽ khiến làm gia tăng rủi
ro kinh doanh cho DN kiểm toán như: Cạnh tranh
không lành mạnh, giảm giá phí tới dưới mức hợp
lý, doanh thu phí kiểm toán không đủ để có thể
đầu tư dài hạn vào nhân sự có chất lượng, DN
kiểm toán chưa đủ nguồn tài chính để nâng cấp,
cập nhật hệ thống cơ sở hạ tầng, chất lượng thông
tin đã được kiểm toán chưa đảm bảo, lòng tin của
các nhà đầu tư bị giảm sút do báo cáo kiểm toán
có tính tin cậy chưa cao...
- Quy mô công ty kiểm toán:
Đây là một trong
những chỉ tiêu tiêu biểu nhất thường được sử
dụng để “đo” cho chất lượng kiểm toán. DeAngelo
(1981) đã tiến hành các phân tích về sự ảnh hưởng
của quy mô kiểm toán đến chất lượng kiểm toán
và kết luận rằng, các công ty kiểm toán quy mô lớn
thường có chất lượng được đánh giá cao hơn các
công ty kiểm toán quy mô nhỏ. Theo DeAngelo,
công ty kiểm toán nào có càng nhiều khách hàng
thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và
nâng cao chất lượng kiểm toán.
- Mức độ chuyên sâu từng lĩnh vực kiểm toán:
Các nghiên cứu của Dopuch và Simunic (1980,
1982) về mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực
chuyên môn đều sử dụng t số giữa tổng giá phí
kiểm toán của các dịch vụ chuyên sâu mà công
ty kiểm toán thực hiện trong lĩnh vực này, so với
tổng phí kiểm toán của tất cả các công kiểm toán
trong cùng một lĩnh vực như là một thang đo về
chất lượng kiểm toán theo từng lĩnh vực. Một số
nghiên cứu khác cũng cho thấy, mối quan hệ chặt
chẽ giữa tính chuyên môn hóa với thuộc tính chất
lượng. Do vậy, yếu tố tính chuyên ngành có thể
được xem là yếu tố tác động và là thang đo cho
chất lượng kiểm toán.
- Nhiệm kỳ của kiểm toán viên:
Thực tế cho thấy,
nhiệm kỳ kiểm toán viên càng dài thì chất lượng
kiểm toán càng giảm bởi lẽ nó làm gia tăng sự
phụ thuộc của kiểm toán viên vào Ban giám đốc
của khách hàng. Nhiệm kỳ kiểm toán viên càng
dài thì tính độc lập của kiểm toán viên sẽ càng
giảm và thậm chí có thể dẫn đến việc, kiểm toán
viên hỗ trợ khách hàng tích cực hơn trong việc áp
dụng các lựa chọn kế toán mà những chính sách kế
toán này không phù hợp chuẩn mực kiểm toán. Sự
thân mật của kiểm toán viên đối với khách hàng
sẽ làm kiểm toán viên không duy trì thái độ hoài
nghi nghề nghiệp đúng mức và do vậy làm giảm
tính khách quan của kiểm toán viên. Điều này có
thể đưa đến kết quả là, không phát hiện các gian
lận hoặc sai sót trọng yếu. Theo Trần Khánh Lâm
(2017), thực tế này khiến bắt đầu xuất hiện các quy
định bắt buộc luân phiên thay đổi công ty kiểm
toán như là một biện pháp để nâng cao chất lượng
kiểm toán.
- Giá phí kiểm toán:
Việc hạ thấp chi phí (đặc biệt
giá phí của cuộc kiểm toán năm đầu tiên thấp hơn
dưới mức chi phí bỏ ra) sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán bởi quỹ thời gian và chi phí dự
trù cho cuộc kiểm toán bị hạ thấp, từ đó tạo nên
áp lực và khó khăn cho kiểm toán viên trong việc
phát hiện các sai phạm trọng yếu. Theo DeAngelo
(1981), một công ty kiểm toán đương nhiệm có thể
định ra giá phí kiểm toán dưới mức chi phí thực tế
bỏ ra trong năm đầu tiên và sẽ thu được lợi nhuận
tăng thêm trong tương lai do thực hiện hợp đồng
kiểm toán này. Sự giảm giá để có được lợi nhuận
tăng thêm trong tương lai tạo ra mối quan hệ kinh
tế chặt chẽ với khách hàng. Từ các mối quan hệ đó,
DeAngelo (1981) đã đưa ra mối liên hệ giữa chi phí
kiểm toán và mối quan hệ kinh tế với khách hàng,
từ đó có thể làm giảm tính độc lập của kiểm toán
viên và khi giảm tính độc lập sẽ làm suy giảm chất
lượng kiểm toán.
- Phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp:
Simunic (1984), Beck và các cộng sự (1988) đã phân
tích rằng, sự cung cấp dịch vụ phi kiểm toán có
thể gia tăng mối quan hệ kinh tế giữa kiểm toán
viên và khách hàng. Nếu mối quan hệ này càng
chặt chẽ thì tính khách quan của chất lượng kiểm
toán bị tổn hại. Theo Trần Khánh Lâm (2017), một
khi mối quan hệ kinh tế giữa công ty kiểm toán và
khách hàng có thể gia tăng, do sự kết hợp cung cấp
Theo quy định trong các cuộc kiểm tra chất
lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm, Bộ Tài
chính chủ yếu tập trung vào các nội dung và
phạm vi kiểm tra như: Việc xây dựng, ban hành
và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục
kiểm soát chất lượng nội bộ của doanh nghiệp
kiểm toán; Việc thực hiện các hợp đồng dịch
vụ kiểm toán đã hoàn thành của doanh nghiệp
kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề…
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...110
Powered by FlippingBook