So ky 2 thang 5 - page 89

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
87
cho thấy, Bảo Việt đã xây dựng thành công mô
hình kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế, góp phần
nâng cao giá trị DN, củng cố niềm tin của cổ đông,
đối tác và khách hàng…
Một số tồn tại, vướng mắc
Hiện nay, các DN đánh giá cao những giá trị mà
kiểm toán nội bộ mang lại bởi nó là công cụ giúp
phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống
quản lý của DN. Thông qua công cụ này, Ban lãnh
đạo và Hội đồng quản trị các công ty có thể kiểm
soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng
khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh, nắm
bắt được các cơ hội tốt từ môi trường bên ngoài.
Kiểm toán nội bộ còn đem lại những giá trị khác cho
các tập đoàn, DN lớn như góp phần hình thành nên
văn hóa quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, tuân thủ
trong toàn hệ thống; góp phần đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao.
Hệ thống kiểm toán nội bộ là công cụ giúp DN tự
bảo vệ trước rủi ro và ứng phó linh hoạt với các nguy
cơ, các mối đe dọa ảnh hưởng đến sự phát triển của
DN. Đối với các DN niêm yết trên thị trường chứng
khoán, kiểm toán nội bộ giúp gia tăng niềm tin của
các cổ đông và nhà đầu tư vào sự minh bạch và an
toàn trong công tác quản trị điều hành DN, giúp
tăng uy tín và giá trị cho DN… Mặc dù có nhiều lợi
thế như vậy, tuy nhiên tại Việt Nam, việc áp dụng
kiểm toán nội bộ vẫn đối mặt với không ít những
rào cản, cụ thể:
- So với các nước phát triển, hoạt động kiểm toán
nội bộ ở Việt Nam hiện đang ở giai đoạn khởi đầu.
Khung pháp lý quy định về hoạt động kiểm toán
nội bộ còn thiếu. Được biết, Bộ Tài chính hiện cũng
đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ
về kiểm toán nội bộ, trong đó quy định về tổ chức
và hoạt động kiểm toán nội bộ trong các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các DN.
- Vai trò của kiểm toán nội bộ khá mờ nhạt do các
nhà quản trị DN vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò,
nhiệm vụ và chức năng của kiểm toán nội bộ trong
hoạt động kinh doanh của DN. Không ít DN thiết lập
bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức,
đối phó để đáp ứng luật quy định. Điều này khiến
cho DN chưa dành nguồn lực (gồm tài chính và nhân
lực) thích đáng để phát triển bộ phận này.
- Nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ tại Việt
Nam chưa đáp ứng đủ số lượng và chất lượng
chuyên môn. Nguồn cung kiểm toán viên nội bộ
trên thị trường lao động còn thiếu về số lượng,
yếu về chất lượng; hạn chế trong việc ứng dụng
công nghệ, công cụ hỗ trợ để quản lý hoạt động
kiểm toán nội bộ do chi phí lớn. Nhiều kiểm toán
viên nội bộ chưa được đào tạo đúng và đủ chuyên
môn nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ cũng như đạo
đức nghề nghiệp…
- Các chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho
loại hình kiểm toán nội bộ chưa được ban hành, do
vậy để kiểm toán các công ty đang phải tự xây dựng,
do vậy rất khó đánh giá kiểm soát được chất lượng.
Để hoạt động kiểm toán nội bộ phát triển
Để hoạt động kiểm toán nội bộ phát triển thực
chất hơn trong thời gian tới nhằm thực hiện sứ
mệnh quan trọng của nó đối với hoạt động của DN
trong bối cảnh hội nhập, tới đây, cần chú ý một số
vấn đề sau:
- Về phía cơ quan quản lý:
Sớm ban hành các văn
bản quy định và hướng dẫn để tạo hành lang pháp
lý rõ ràng cho hoạt động kiểm toán nội bộ cũng
như có những hỗ trợ để hình thành Hiệp hội nghề
nghiệp về kiểm toán nội bộ tại Việt Nam. Trong đó,
nên học hỏi kinh nghiệm, các quy định luật pháp ở
các thị trường phát triển để xây dựng các quy định
cụ thể liên quan đến kiểm toán nội bộ theo chuẩn
quốc tế.
- Về phía các DN:
Đầu tư nhiều hơn cho công tác
đào tạo nghiệp vụ cho kiểm toán nội bộ cũng như
quan tâm đầu tư, sử dụng kiểm toán nội bộ như
là một người cố vấn nội bộ cho ban lãnh đạo DN.
Các DN cần thiết lập kế hoạch chiến lược bao gồm
việc xác định tất cả những hoạt động có thể được
kiểm toán trong công ty, tổ chức trong khoảng thời
gian từ 3 đến 5 năm dựa trên cơ sở là khả năng
chấp nhận rủi ro và tầm quan trọng chiến lược của
các hoạt động này với tổ chức. Việc thiết lập ngân
sách cho hoạt động kiểm toán nội bộ phải gắn kết
chiến lược với các nguồn lực để đạt được kết quả
như mong đợi.
- Về phía các kiểm toán viên:
Không ngừng tích
lũy kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn hành nghề
quốc tế, coi trọng việc tạo dựng đạo đức nghề
nghiệp trong công việc; Chú trọng sở hữu chứng
chỉ hành nghề được công nhận trên toàn cầu giúp
cạnh tranh và giúp DN hội nhập tốt hơn vào nền
kinh tế thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Phan Trung Kiên (2011), Kiểm toán lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính;
2. Smarttrain (2017), Kiểm toán nội bộ trong DN Việt Nam hiện nay;
3. ThS. Lê Thị Thúy Thanh (2016), Nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các
DN niêm yết, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 6/2016.
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90,91,92,93,94,95,96,97,98,99,...110
Powered by FlippingBook