So ky 2 thang 5 - page 87

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
85
pháp này áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn
kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất
trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị
hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm
cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất
kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời
điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho
cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời
điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Theo các chuyên gia kế toán, mỗi phương pháp
tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược
điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của
mỗi phương pháp tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình
độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ
tính toán, phương tiện xử lý thông tin của DN, đồng
thời cũng tùy thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức
tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư,
hàng hóa ở DN.
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho
để khuyến mại, quảng cáo
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho
đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng
được ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch.
Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng
cáo thì thực hiện theo nguyên tắc:
- Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại,
quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều
kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa.... kế
toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán
hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo);
- Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại,
quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng
khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác
như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2
sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải
phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả
hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính
vào giá vốn.
- Trường hợp dùng hàng tồn kho biếu tặng cho
người lao động được trang trải bằng quỹ khen thưởng,
phúc lợi hoặc trả lương cho người lao động thì kế toán
ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng
thông thường. Giá trị hàng tồn kho biếu tặng được ghi
giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng khi
bán hàng tồn kho hạch toán vào chi phí tài chính.
Một số vấn đề đặt ra
Từ ngày 1/1/2017, theo quy định tại Thông tư số
133/2016/TT-BTC, các khoản thuế không được hoàn
lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế giá
trị gia tăng đầu vào của hàng tồn kho không được
khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế
bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho;
Khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng tồn kho
được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính;
và các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nhận
được sau khi mua hàng tồn kho (kể cả khoản vi phạm
hợp đồng kinh tế) phải được phân bổ cho số hàng tồn
kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho sản xuất
kinh doanh, xây dựng cơ bản để hạch toán cho phù
hợp: Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm
giá trị hàng tồn kho; Nếu hàng tồn kho đã bán thì
ghi giảm giá vốn hàng bán; Nếu hàng tồn kho đã sử
dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi
phí xây dựng cơ bản.
Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, giá
mua hàng tồn kho phải căn cứ vào t giá giao dịch
thực tế phát sinh để ghi nhận. Trường hợp DN ứng
trước tiền cho người bán thì phần giá trị hàng tồn kho
tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo
t giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, phần
giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền còn lại được
ghi nhận theo t giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi
nhận hàng tồn kho.
Từ ngày 1/1/2017, kế toán hàng tồn kho phải thực
hiện đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật
theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo
từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo
sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật
tư, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi
tiết. Trường hợp hàng tồn kho thừa phát hiện khi kiểm
kê nếu xác định được là của DN khác thì không ghi tăng
hàng tồn kho tương ứng với khoản phải trả khác.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán;
2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 hướng dẫn
chế độ kế toán DNNVV;
3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 hướng dẫn
chế độ kế toán DN.
Theo quy định, trong một doanh nghiệp chỉ
được áp dụng một trong hai phương pháp
kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai
thường xuyên hoặc phương pháp kiểmkê định
kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng
tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ
vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại
vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý.
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...110
Powered by FlippingBook