So ky 2 thang 5 - page 79

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
77
cơ chế tự chủ của các đơn vị này. Có thể nói, cơ chế
tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là
tự chủ tài chính, là xu hướng bắt buộc trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các đơn vị này.
Trong số những giải pháp được đưa ra nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đẩy
mạnh việc ứng dụng kế toán quản trị tại các đơn vị
sự nghiệp công lập. Ở nước ta, lâu nay, cơ chế bao
cấp dẫn đến sự thụ động, thiếu linh hoạt của các nhà
quản lý trong việc quản lý hoạt động nói chung và
quản lý tài chính nói riêng tại các đơn vị sự nghiệp
công lập. Tuy nhiên, hiện nay khi chuyển sang cơ chế
mới, đòi hỏi hoạt động của khu vực công ngày càng
phải hiệu quả và tiết kiệm hơn, như vậy vai trò của kế
toán quản trị công lúc này thực sự cần thiết.
Đáng chú ý, Luật Kế toán sửa đổi năm 2015 bắt
đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 cũng đã đề cập đến
kế toán quản trị. Theo đó, “Kế toán quản trị là việc thu
thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế,
tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”, trong khi “kế
toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo
cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông
tin của đơn vị kế toán”. Cũng theo quy định tại Luật
Kế toán, khi thực hiện công việc kế toán tài chính và
kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán
tổng hợp và kế toán chi tiết như sau: Kế toán tổng hợp
phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin
tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế
toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản
ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình
hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn
Vai trò kế toán quản trị tại đơn vị sự nghiệp công
Ngày 25/4/2006, Chính phủ ban hành Nghị định
43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn nhiều bất cập,
trong quá trình thực hiện (chẳng hạn như chưa làm
rõ trách nhiệm chia sẻ kinh phí giữa Nhà nước, xã
hội và đối tượng phải đóng phí). Khắc phục những
hạn chế trên và đáp ứng yêu cầu tình hình mới, đặc
biệt giảm gánh nợ cho ngân sách nhà nước, đầu năm
2015, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP
ngày 14/2/2015, quy định quyền tự chủ của các đơn vị
sự nghiệp công lập và xác định rõ lộ trình thực hiện
ÁP DỤNG KẾ TOÁNQUẢNTRỊ
TẠI CÁC ĐƠNVỊ SỰNGHIỆP CÔNG LẬPHIỆNNAY
ThS. NGUYỄN THỊ VÂN THANH
- Đại học Tài chính Quản trị Kinh doanh
Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai cấu phần quan trọng trong hoạt động kế toán của các đơn vị sự
nghiệp công lập. Tuy nhiên, nếu như lâu nay kế toán tài chính được sử dụng nhiều thì kế toán quản trị lại
chưa nhận được sự quan tâm. Với việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, bộ máy…các đơn vị sự nghiệp
công lập có thu cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý để phát triển. Trong bối cảnh đó, kế toán quản trị
trở thành công cụ quan trọng, giúp các đơn vị sự nghiệp công lập xác định thế mạnh của mình và xây dựng
chiến lược phát triển lâu dài.
Từ khóa: Kế toán quản trị, kế toán tài chính, sự nghiệp công lập
Financial accounting and management
accounting are two important components
in the accounting activities of public service
agencies. However, while financial accounting
has been in use long time ago, management
accounting has not received proper attention.
With the implementation of the mechanism
of financial autonomy, the apparatus ... the
public service delivery units need to improve
management performance for development.
Under that context, management accounting
becomes an important tool to help public
service agencies identify their strengths and
set up long-term development strategies.
Keywords: management accounting, financial
accounting, public service
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...110
Powered by FlippingBook