TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 114

113
DATC: ĐẨY MẠNH XỬ LÝ NỢ XẤU, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP
TS. PHẠM THỊ VÂN ANH
T
ừ khi thành lập và chính thức
đi vào hoạt động năm 2004
đến nay, DATC luôn hoàn thành
tốt chức năng và nhiệm vụ được
giao, tạo nền tảng vững chắc cho
việc thực hiện các nhiệm vụ mới
trong giai đoạn tiếp theo. DATC đã
tích cực thamgia mua, xử lý nợ xấu
khoảng 80.000 tỷ đồng; trong đó,
mua, xử lý nợ xấu theo cơ chế chỉ
định đạt 63.000 tỷ đồng; mua, xử lý
nợ trực tiếp theo cơ chế thị trường
đạt 17.142,6 tỷ; tham gia xử lý tài
chính, tái cơ cấu hàng trăm doanh
nghiệp (DN).
Kết quả này đã góp phần
không nhỏ trong việc xử lý nợ
xấu chung của nền kinh tế, từng
bước khẳng định vị thế, vai trò là
công cụ của Chính phủ trong quá
trình thực hiện xử lý nợ xấu và
thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu DN
của cả nước. Cùng với đó, DATC đã
tiếp nhận nợ và tài sản của 2.628
doanh nghiệp nhà nước (DNNN),
với tổng giá trị các khoản nợ và
tài sản tính theo sổ sách kế toán
đã tiếp nhận là 4.425,9 tỷ đồng
đã góp phần làm lành mạnh tình
hình tài chính của DN, thúc đẩy
nhanh tiến độ sắp xếp, chuyển
đổi sở hữu DNNN…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả trên, hoạt động của DATC thời
gian qua còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc về cơ chế chính sách
và thiếu sự bình đẳng giữa DATC
với tổ chức cùng hoạt động trong
lĩnh vực này.
Gỡ vướng chính sách,
tạo sự bình đẳng
Khoảng trống pháp lý
Từ khi thành lập đến nay, văn
bản pháp lý cao nhất về cơ chế hoạt
động của DATC mới dừng ở mức
Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ (Quyết định số 109/2003/QĐ-
TTg về việc thành lập DATC) và một
số văn bản khác là Thông tư hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Tiền đề của xây dựng cơ chế
chính sách cho DATC thấp trong
khi hoạt động của DATC liên quan
đến nhiều văn bản pháp luật cấp
cao và ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như: dân sự, tư pháp, đầu tư, đất
đai, xây dựng, chứng khoán... Do
vậy, việc hướng dẫn cơ chế hoạt
động như Thông tư, Quyết định
của Bộ Tài chính còn hạn chế do
liên quan đến vấn đề thẩm quyền
quy định. Bên cạnh đó, cơ chế hoạt
động của DATC đã phát sinh bất
cập chưa được điều chỉnh kịp thời.
Điển hình như các quy định về: Đối
tượng mua, bán nợ; phương thức
xử lý nợ (liên quan đến hạn chế
đầu tư ngoài ngành của DNNN);
Hỗ trợ vốn và bảo lãnh vay vốn đối
Bên cạnhnhữngnỗ lực để khẳngđịnh vị thế trên
thị trườngmua bánnợ, thời gianqua, hoạt động
của Công tyTNHHMua bánnợViệt Nam(DATC) gặp
nhiều vướngmắc về cơ chế, chính sách và thiếubình
đẳng so với tổ chức cùnghoạt động trong lĩnh vực
mua bán, xử lý nợ. Điềunày đã làmhạn chế hiệuquả
hoạt động củaDATC trên thị trườngmua bánnợ…
Dây chuyền sản xuất của Công ty SADICO Cần Thơ
– Doanh nghiệp được DATC xử lý nợ xấu, tái cơ cấu và thoái vốn thành công
1...,104,105,106,107,108,109,110,111,112,113 115,116,117,118,119,120,121
Powered by FlippingBook