100
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thương), quá trình hình thành và phát triển ngành
công nghiệp điện tử trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1975-1990:
Xây dựng và phát triển trong
cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp: Năm
1975, sau khi đất nước thống nhất Việt Nam tiếp
quản một số xí nghiệp điện tử ở phía Nam. Phần lớn
các xí nghiệp này sản xuất hàng điện tử dân dụng,
liên doanh với các công ty Nhật Bản như: Sony,
National, Sanyo…và một vài xí nghiệp sửa chữa
nhỏ. Các xí nghiệp này cùng với một số xí nghiệp
ở miền Bắc đã hình thành nền công nghiệp điện tử
non trẻ của Việt Nam vào thời kỳ này.
Sau thống nhất đất nước, ngày 3/10/1975, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định 316-TTg về
việc thành lập Tiểu ban phát triển Công nghiệp điện
tử trực thuộc Chính phủ và hoàn tất Phương hướng
phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam vào năm
1976. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo các tỉnh phía
Nam khẩn trương khôi phục và nhanh chóng đưa
vào hoạt động các xí nghiệp điện tử phục vụ nhu
cầu trong nước; đồng thời, đầu tư xây dựng thêm
một số nhà máy mới sản xuất phụ tùng linh kiện
điện tử phục vụ cho các xí nghiệp lắp ráp. Vào cuối
thập kỷ 80, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
đã được hình thành với nòng cốt là Liên hiệp các
Xí nghiệp Điện tử Việt Nam, với nhiệm vụ sản xuất
một số phụ tùng linh kiện cơ bản và lắp ráp sản
phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra
nước ngoài.
Giai đoạn 1990 – 2010:
Từ đầu những năm 1990,
với chủ trương đổi mới và hội nhập, nền kinh tế Việt
Nambắt đầu chuyển độngmạnhmẽ theo hướng kinh
tế thị trường. Chính phủ đã có những chính sách đầu
tư thông thoáng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ
tầng và các khu chế xuất, khu công nghiệp nên đã thu
Công nghiệp điện tử Việt Nam
hình thành và phát triển qua các giai đoạn
So với các ngành khác, ngành Công nghiệp điện
tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có
tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày
càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất
công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. Thống
kê cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 12 thế giới về
kết quả xuất khẩu mặt hàng điện tử, với hành chục
tỷ USD/năm. Kết quả này cho thấy, sự đóng góp
ngày càng lớn của ngành công nghiệp điện tử vào
nền kinh tế nước ta.
Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công
Một sốvấnđề về phát triển
ngành côngnghiệp điệntửViệt Nam
ThS. Nguyễn Thị Thu Lan
- Đại học Lao động – Xã hội *
Ngành Công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng
khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và
xuất khẩu của nền kinh tế. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra yêu cầu về
những giải pháp mạnh mẽ cũng như sự chuẩn bị về năng lực cạnh tranh và công nghệ để ngành
Công nghiệp điện tử của nước ta có thể tham gia vào sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Từ khóa: Ngành công nghiệp điện tử, chuỗi giá trị toàn cầu, thiết bị điện tử, doanh nghiệp, sản phẩm
Despite late appearance and formation, the
Vietnamese electronics industry has enjoyed
relatively rapid growth over the years and is
playing a more important role in industrial
production and export of the economy. The
context of deeper international integration
requires the powerful and effective solutions
for the readiness, competitiveness and
technology capacity of Vietnam’s electronic
industry to take part in global value chain
contributing to turn Vietnam into a giant in
electronic production by 2030.
Keywords: Electronic industry, global value chain, electronic
equipments, firms, products
Ngày nhận bài: 9/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 24/11/2017
Ngày duyệt đăng: 23/11/2017
*Email: